Thứ ba 26/11/2024 22:20

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực phế phụ phẩm nông nghiệp: Vẫn thiếu chính sách riêng

Chưa có chính sách riêng để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư sử dụng phế phụ phẩm khiến tiềm năng hàng tỷ USD của lĩnh vực này vẫn đang bỏ ngỏ.

Thông tin được đưa ra tại hội thảo Đánh giá nhu cầu và tiềm năng thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức sáng 13/12, tại Hà Nội.

Nhiều mô hình hiệu quả

80% rơm rạ thu gom được đưa ra sản xuất nấm rơm. 100% rơm rạ sau trồng nấm được cơ sở đưa ra sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho các hộ trồng lúa và cây ăn quả. Mô hình sử dụng rơm sản xuất nấm và sản xuất phân hữu cơ để bón cho cây ăn quả vừa được Ipsard khảo sát tại Đồng Tháp cho thấy đã mang lại hiệu quả kép bởi không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm mới mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ.

Hiện, Đồng Tháp là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nguồn nguyên liệu từ sản xuất lúa khoảng 3,3 triệu tấn/năm nếu được tận dụng hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Đáng chú ý, mô hình kỹ thuật này dễ áp dụng và có khả năng mở rộng.

Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Trong lĩnh vực chăn nuôi, một mô hình khác đó là sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gà trang trại của Công ty TNHH Một thành viên Trịnh Đăng Khôi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cũng là một ví dụ. Với quy mô sản xuất khoảng 150.000 con gà để trứng, ước lượng chất thải rắn (phân gà) khoảng 50 - 60 tấn/ngày. Phân gà được lên men ủ tự nhiên với nhiệt độ của phân ủ lên men 70 - 80oC. Hệ thống đảo phân hiện đại và dây truyền đóng gói phân bón. Phân hữu cơ từ phân gà chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây, giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, giảm mặn, giảm chua và giữ ẩm tốt. Giá bán phân hữu cơ cũng rất cạnh tranh, chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, rẻ hơn so với các loại phân khác trên thị trường.

Trong lĩnh vực thủy sản, mô hình sản xuất phụ phẩm từ cá tra như đầu cá, vây cá, da cá, bụng cá để chế biến các sản phẩm như bột cá và dầu cá xuất khẩu của Công ty TNHH Marine Funtional (MFC) (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. Với sản lượng hàng năm khoảng 1.820 tấn bột cá và 2.350 tấn dầu cá. Cùng với công nghệ và dây chuyển sản xuất của châu Âu, các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm cá tra của công ty có thể khống chế độ đạm như yêu cầu của đơn vị đối tác nên hiệu quả kinh tế mang lại lớn.

Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng sản lượng phụ phẩm trong nông nghiệp của Việt Nam mỗi năm khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó, chiếm nhiều nhất là trồng trọt (88,9 triệu tấn); chăn nuôi (61,4 triệu tấn); lâm nghiệp (5,5 triệu tấn); thủy sản (1 triệu tấn). Có thể thấy, tiềm năng phế phụ phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, việc tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn còn hết sức khiêm tốn.

Trong lĩnh vực trồng trọt, 45% rơm rạ sau khi thu hoạch lúa sẽ bị đốt tại ruộng, chỉ khoảng 29% sử dụng làm thức ăn cho gia súc, 5% đưa vào ủ phân,… Tỷ lệ được thu gom phế phụ phẩm trong thủy sản chiếm con số cao nhất, trong đó, lượng phụ phẩm chế biến tôm ước đạt khoảng 35 - 45%; còn chế biến phi lê cá tra là 60 - 70%.

Thiếu cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư

Theo ông Vũ Huy Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (thuộc Ipsard) việc chuyển từ tiềm năng thành giá trị kinh tế cho người nông dân còn nhiều khó khăn. Cụ thể, quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung chưa thống nhất, dẫn đến các mô hình sử dụng phụ phẩm hiện tại vẫn phân tán, nhỏ, tự phát chưa đồng bộ nên khó triển khai trên diện rộng.

Bên cạnh đó, chưa xây dựng được quy trình thu gom, bảo quản chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Thiếu các tài liệu hướng dẫn về thu gom, xử lý đối với từng loại phụ phẩm. Thiếu các quy định, tiêu chuẩn về công nhận sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm. Thiếu hệ thống thống kê về dữ liệu, đánh giá về trữ lượng, chủng loại phụ phẩm nông nghiệp nên chưa đánh giá được hết về tiềm năng của phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.

Trong khi nhiều nguồn phế phẩm nông nghiệp đang được đầu tư khai thác hiệu quả thì khoảng 50% nguồn rơm rạ có giá trị hàng tỉ USD vẫn đang bị… đốt bỏ trên đồng sau mỗi mùa vụ

Việc thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn cũng được đặt ra. Tuy nhiên, theo ông Lê Vũ Ngọc Kiên – Phó Phòng thông tin truyền thông - Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện vẫn còn nhiều rào cản trong việc này. Theo đó, chưa có khung pháp lý về tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp và thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Chưa kết nối kết nối được các mô hình sử dụng phụ phẩm với chuỗi giá trị nông sản. Thiếu hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Chưa có chính sách riêng để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xử lý, sử dụng phế phụ phẩm.

Theo các chuyên gia, phế phụ phẩm trong nông nghiệp nông thôn thủy sản được coi là tài nguyên. Xử lý, chế biến phế, phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Thu hút đầu tư vào xử lý, chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản phù hợp để phù với định hướng phát triển của Việt Nam. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, cơ chế hợp tác liên vùng, liên ngành, liên dự án. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về pháp luật hiện hành. Tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản.

Ưu tiên lĩnh vực thu hút đầu tư đối với dự án đáp ứng ít nhất 2 trong các tiêu chí: Sử dụng phụ phẩm của các ngành phát thải lớn; ứng dụng công nghệ cao trong chế biến; tạo ra sản phẩm mới từ phụ phẩm; phụ phẩm sau chế biến là đầu vào cho sản xuất; giảm ô nhiễm môi trường ở các vùng sản xuất.

Nhiệm vụ đặt ra là thu hút tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giải đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm phấn đấu tỷ lệ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt 90%, chăn nuôi 95%, lâm nghiệp 70%, thủy sản 100% khâu chế biến và 50% khâu sản xuất; thu hút được 30 dự án xử lý, chế biến phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản; thu hút và xây dựng được 15 mô hình kinh tế tuần hoàn của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật sản phẩm chế biến từ phế, phụ phẩm. Đồng thời, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật theo ngành hàng. Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chính sách. Miễn giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp....

Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về từ 4 - 5 tỷ USD - một giá trị khá lớn.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố