Thứ hai 18/11/2024 05:19
Na Rì - Bắc Cạn:

​​​​​​​Thống nhất giá thu mua dong riềng vụ 2019

Để ổn định giá thu mua và giúp người dân tiêu thụ củ dong riềng, huyện Na Rì đã họp thống nhất giá thu mua củ dong riềng năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020.

Theo đó, giá thu mua củ dong riềng tại vườn được thống nhất là 1.600 đồng/kg và 1.800 đồng/kg tại xưởng chế biến. Lãnh đạo huyện Na Rì đề nghị các xã tuyên truyền, thông báo đến người dân về giá thu mua; chỉ đạo tránh tình trạng ép giá, cạnh tranh không lành mạnh về giá; quan tâm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chế biến tinh bột dong riềng...

Na Rì tích cực tìm đầu ra cho củ dong riềng

Năm 2019, Na Rì trồng hơn 240 héc-ta dong riềng, trong đó có hơn 65 héc-ta trồng lên luống cao tại các xã như: Côn Minh, Hảo Nghĩa, Đổng Xá, Dương Sơn. Hầu hết diện tích dong riềng được các cơ sở chế biến tinh bột, miến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân. Toàn huyện hiện có hơn 100 HTX, cơ sở sản xuất, chế biến củ dong riềng. Năm 2020, Na Rì phấn đấu trồng 250 héc-ta dong riềng, rải vụ từ tháng 12/2019 đến 3/2020. Để đạt được mục tiêu này, huyện đang khuyến khích bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không chủ động nước, kém hiệu quả sang trồng cây dong riềng. Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật trồng dong riềng lên luống cao để tăng năng suất, sản lượng và giảm công lao động; tận dụng phân chuồng, bã dong riềng làm phân bón hữu cơ; luân chuyển những diện tích đất đã canh tác dong riềng trên 3 năm để đảm bảo năng suất. Đối với việc tiêu thụ, huyện yêu cầu các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp thu mua thực hiện nghiêm nội dung hợp đồng thu mua đã ký kết với người dân; quan tâm thu mua tại các diện tích dong riềng chưa được ký kết; có phương án, kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp cận các thị trường lớn và ổn định, như: Hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng...

H.T

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số