Chủ nhật 22/12/2024 09:50

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việc thị trường này vẫn theo đuổi chính sách "Zero Covid" khiến các doanh nghiệp Việt đã và đang đối diện với những khó khăn ở cả chiều xuất và nhập khẩu.

Khó cả chiều xuất lẫn chiều nhập

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Hongkong tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt 170 triệu USD. Trước đó, trong năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc rơi xuống đáy trong 5 năm qua do Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”.

Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc được nhận định sẽ khả quan trong năm 2022

Dù tình hình xuất khẩu có nhiều khả quan, nhưng theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với các sản phẩm chủ yếu là cá tra và tôm. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng đang gặp khó do nhiều thành phố đang thực hiện chính sách “lock down” do dịch Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho biết, đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ đi được 50%. "Trung Quốc ngày càng tăng nhập khẩu thủy sản, đây cũng là thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam. Với những diễn biến như trên các doanh nghiệp cũng chỉ chờ Trung Quốc thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19", ông Trương Đình Hòe chia sẻ.

Theo ước tính, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 3/2022 đạt 340 triệu USD, giảm 15,4% so với tháng 3/2021. Tính chung, 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc là thị trường quan trọng trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Giá xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là yếu tố chính làm giảm trị giá xuất khẩu chung của ngành hàng này. Đáng chú ý, chủng loại quả thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 124,1 triệu USD, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Nếu trong lĩnh vực nông sản gặp khó khăn ở đầu xuất khẩu thì đối với những ngành công nghiệp lại phải đối diện với cả đầu xuất khẩu và nhập khẩu. Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam - chia sẻ, hiện Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách “Zezo Covid” việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của ngành da giày. Đặc biệt là hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu. Bởi việc nhập khẩu này không chỉ phục vụ cho sản xuất trong nước mà còn chế biến để xuất khẩu đi thị trường các nước.

Cũng theo bà Phan Thị Thanh Xuân, không chỉ ở đầu nhập khẩu, ở đầu xuất khẩu cũng đang bị ảnh hưởng nhất định bởi đây là thị trường quan trọng đứng thứ 5 đối với ngành da giày.Giá nguyên liệu tăng, khan hiếm nguồn cung, đây là 2 vấn đề quan trọng nhất mà ngành da giày đang bị ảnh hưởng. Do không có nguyên liệu sản xuất nên việc đáp ứng tiến độ giao hàng cho đối tác cũng bị ảnh hưởng”, bà Phan Thị Thanh Xuân cho hay.

Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Số liệu thống kê năm 2021 cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 56 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Về nhập khẩu, đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ta với kim ngạch năm 2021 ghi nhận ở mức 109,9 tỷ USD.

Khác với xu hướng chung của các quốc gia, dù đã triển khai tiêm vắc xin mở rộng, Trung Quốc vẫn thực hiện các biện pháp chống dịch theo chính sách “Zero Covid”. Một trong số các biện pháp được phía bạn thực hiện đó là chủ động tăng cường các biện pháp quản lý như thủ tục giao nhận chặt chẽ hơn, quy trình kiểm dịch phức tạp hơn tại các cửa khẩu.

Trung Quốc là nguồn cung lớn đối với nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam đặc biệt đối với nhóm linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc, vải và hóa chất. Việc giao nhận hàng hóa bị chậm đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị gián đoạn.

Về phía xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, xơ sợi dệt… Việc Trung Quốc theo đuổi chiến lược “Zero Covid” đồng nghĩa với các hoạt động văn hóa xã hội bị hạn chế, kéo theo cầu hàng hóa giảm, điều này ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng tiêu dùng.

Ngoài ra, việc giao hàng gián đoạn sẽ ảnh hưởng lớn tới các nhóm hàng nông sản, khi thời gian bảo quản tương đối ngắn, thời gian chờ đợi kéo dài, rủi ro càng lớn và thậm chí phải bỏ hàng không thể tiêu thụ được.

Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp câp nhật những thay đổi về chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng đầu mối thông tin tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Tiếp tục rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như: Phân bón, xăng dầu, than,... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao.

Công tác cải cách hành chính vẫn là trọng tâm. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tiếp tục đề nghị cắt giảm các loại phí áp dụng đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, cảng biển để hỗ trợ doanh nghiệp trong vận tải hàng hoá.

Về phía các doanh nghiệp cho biết, trước mắt, vẫn đang phải cầm cự sản xuất, vừa giữ khách hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng. Một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào việc phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Dù nhiều khó khăn nhưng vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, tháng 3/2022 và quý I/2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, mặc dù nước này vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu “Zero Covid”, siết chặt quy trình nhập khẩu thực phẩm và phong tỏa nhiều tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc sẽ khả quan trong năm 2022.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề về an toàn thực phẩm và vấn đề về vi rút SARS-COV-2 trên bao bì, hàng hóa. “Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và cũng tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-COV-2 trong một thời gian”, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.

Trong bối cảnh trên, nhiều chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu lẫn thị trường xuất khẩu hàng hóa để tránh phụ thuộc. Bên cạnh đó, cần có nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại thị trường trong nước để từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu. Đây là vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Theo các chuyên gia, với chính sách “Zezo Covid”, các ngành nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc như sản xuất hàng điện tử, lắp máy, dệt may,… sẽ gặp những khó khăn nhất định. Về phía xuất khẩu, nhóm hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng do nhu cầu hạn chế của người dân. Xuất khẩu nông sản chịu rủi ro cao.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc