Chủ nhật 29/12/2024 08:17

Thị trường dầu cọ Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Malaysia

Để thúc đẩy giao thương ngành dầu cọ giữa Malaysia và Việt Nam, bà Teresa Kok - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Malaysia - đã dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự Hội chợ và Hội thảo thương mại dầu cọ Malaysia - Việt Nam (POTS) vào ngày 13/9, tại TP. Hồ Chí Minh.

Sự kiện dầu cọ Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh có chủ đề: Tăng cường quan hệ đối tác và tìm hiểu cơ hội nhằm phản ánh những cơ hội to lớn mà thương mại dầu cọ mang lại, đồng thời thúc đẩy tăng cường quan hệ đối tác thương mại giữa hai nước.

Tham dự sự kiện có các diễn giả là nổi tiếng trong ngành công nghiệp địa phương và các chuyên gia quốc tế đến từ Malaysia, Việt Nam, Anh và Đức. Các diễn giả đã chia sẻ các chủ đề về dầu và chất béo, từ những thách thức về thị trường đến triển vọng giá cả, và các ứng dụng dầu cọ cho sức khỏe.

Gian hàng giới thiệu về dầu cọ của doanh nghiệp Malaysia tại sự kiện

Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường dầu tại Việt Nam, bà Teresa Kok cho biết, Việt Nam có nhu cầu sử dụng dầu ăn lên tới 1,5 triệu tấn song sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nên phải nhập khẩu nhiều từ các nước khác.

“Việt Nam là điểm đến lớn thứ 8 đối với xuất khẩu dầu cọ của Malaysia, trị giá 8,24 tỷ USD trong năm 2018. Việt Nam phụ thuộc vào dầu nhập khẩu và chất béo để bổ sung cho tiêu dùng nội địa, vì sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng khoảng 40% yêu cầu. Gần 1 triệu tấn dầu và chất béo đã được nhập khẩu vào năm 2018 để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tổng cộng có 880.000 tấn dầu và chất béo nhập khẩu là dầu cọ, trong đó 56% là từ Malaysia”, bà Teresa Kok nhấn mạnh.

Cụ thể, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 453.260 tấn dầu cọ từ Malaysia và trong 6 tháng đầu năm 2019, được ghi nhận ở mức 242.700 tấn - tăng gần 23.200 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng trưởng này do một số yếu tố, trong đó có giá cả cạnh tranh, sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế rất tốt trong nước.

Bà Teresa Kok - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Malaysia (ngồi giữa) chia sẻ về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu cọ

Nhận xét về thương mại song phương giữa Malaysia - Việt Nam, bà Teresa Kok - cho biết, Việt Nam là một đối tác thương mại chiến lược và quan trọng đối với Malaysia. Thương mại đã phát triển từ các mặt hàng như gia vị, quần áo và thực phẩm, đến các mặt hàng hiện tại như dầu cọ, dầu khí, hóa chất và hàng hóa thành phẩm, bà Teresa Kok bổ sung thêm.

Bà Teresa Kok cũng kêu gọi các nhà đầu tư dầu và mỡ Malaysia và Việt Nam bắt tay vào một số sáng kiến hợp tác để tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại đối với mặt hàng này. Các bên liên quan đến dầu và mỡ cần làm việc cùng với nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam. Cơ hội là vô hạn đối với khu vực tư nhân ở cả Việt Nam và Malaysia, để định hình lại các phương thức kinh doanh - cho dù dưới hình thức hợp tác và liên doanh chiến lược hoặc tạo lập các kế hoạch mới để mở rộng mảng kinh doanh dầu ăn và dầu cọ.

Được biết, POTS Malaysia - Việt Nam 2019 là lần thứ 59 trong chuỗi sự kiện kể từ khi được tổ chức vào năm 2006. Đây là POTS thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam, nhằm nhận diện các vấn đề liên quan từ cộng đồng thương mại dầu mỡ. Malaysia - Vietnam POTS 2019 được phối hợp tổ chức bởi Hội đồng dầu cọ Malaysia (MPOC) và Ban dầu cọ Malaysia (MPOB).

Thùy Dương
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường dầu mỏ

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ