Thứ bảy 28/12/2024 10:20

Thí sinh có 6 tuần để hoàn thành đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa thông tin về thời gian dự kiến thực hiện công tác xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển sau ngày kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

6 tuần để đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng

Theo Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức vào tháng 7/2022. Điểm đáng lưu ý, năm nay, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sau ngày kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng bằng phương thức trực tuyến tại Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia, trong khoảng thời gian 6 tuần.

Đối với một số trường xét tuyển theo phương thức riêng, thí sinh phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển cho cơ sở đào tạo nếu có yêu cầu (thực hiện theo quy trình của trường), đồng thời thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin của GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sau ngày kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng cần gửi hồ sơ xét tuyển thẳng về cơ sở đào tạo trước ngày 10/7/2022. Các cơ sở đào tạo sẽ gửi kết quả xét tuyển thẳng và thông báo nhập học đến thí sinh sau ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 3 ngày.

Danh sách thí sinh tuyển thẳng nhập học phải được cập nhật sau ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 5 ngày.

Đối với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên, khối ngành sức khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố sau ngày công bố kết quả thi THPT 3 ngày.

Điều chỉnh có lợi cho thí sinh

Chia sẻ về thông tin, chính sách chung của Bộ GD&ĐT trong quy chế thi THPT, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2022 không sửa quy chế thi THPT; nội dung thi, đề thi mẫu như năm 2021.

Theo bà Thủy, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, từ nay đến ngày tổ chức thi, Bộ GD&ĐT sẽ tham vấn các đơn vị chức năng, địa phương để quyết định thời gian, số lần tổ chức thi THPT đảm bảo thuận lợi, tính công bằng khi thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển. Như năm 2021, nội dung thi nằm chủ yếu ở chương trình lớp 12. Đề thi mẫu có thể áp dụng, vận dụng như năm vừa rồi.

Bên cạnh đó, về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, bà Thủy nhấn mạnh: "Điều đầu tiên khẳng định quy chế tuyển sinh năm 2022 về cơ bản giữ ổn định như các năm trước; nếu có điều chỉnh thì để nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập như điều chỉnh trong khâu kỹ thuật của công tác tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và cập nhật các quy định của luật, pháp lệnh của Quốc hội, quy định của Thủ tướng Chính phủ..."

Tiếp đến, tổ chức triển khai công tác đăng ký trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT, do đó việc đăng ký xét tuyển của thí sinh đối với các phương án xét tuyển chủ yếu theo hình thức trực tuyến, trừ trường hợp đặc biệt vẫn đăng ký trên giấy, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của công tác tuyển sinh.

Thứ ba, dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chỉ một lần. Một lần ở đây không phải là đăng ký rồi thì không thay đổi mà là thực hiện đăng ký xét tuyển chỉ trong khoảng thời gian quy định, ví dụ 3-4 tuần sau khi thí sinh đã cân nhắc tất cả các lựa chọn. Khoảng thời gian này đủ cho các em lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về các nguyện vọng đăng ký tuyển sinh của mình.

Thứ tư, các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các trường khác nhau ở các phương thức tuyển sinh khác nhau sẽ được xếp thứ tự ưu tiên của thí sinh từ 1 đến hết. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên nhất, mong muốn nhất được trúng tuyển của thí sinh (có xem xét đến năng lực của mình).

Cuối cùng, cũng như năm 2021, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất đã đăng ký theo nguyên tắc: Tất cả các nguyện vọng của thí sinh theo các phương án tuyển sinh của cơ sở đào tạo sẽ được lọc ảo chung trên hệ thống.

Theo bà Thủy, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng, áp dụng có lộ trình tạo thuận lợi cho các trường, thí sinh trong việc xác định ưu tiên, vận dụng chính sách ưu tiên.

Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT rà soát kết quả học tập của thí sinh ở cấp trung học phổ thông (học bạ điện tử) để cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, nhằm phục vụ công tác xét tuyển vào đại học, tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường, nhất là đối với thí sinh có sử dụng kết quả học tập để xét tuyển.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp cơ khí

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Báo Lao Động tổ chức tọa đàm Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành giáo dục năm 2024

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước