Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Ngoài giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng cần nhanh chóng có chiến lược chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng hướng tới phát triển xanh, hiện đại, minh bạch Cần đưa cơ khí vào chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thiếu “sếu đầu đàn”, thiếu mặt bằng, doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng khó lớn lên

Ngành công nghiệp cơ khí được coi là “xương sống” của nền công nghiệp hiện đại. Trong chiến lược phát triển kinh tế của TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, công nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp công nghệ cao và xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại, hỗ trợ sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Đây vừa là ngành công nghiệp hỗ trợ hàng đầu để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tại Đà Nẵng, vừa là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển (cơ khí chính xác, cơ điện tử và tự động hóa) cần được các ngành công nghiệp hỗ trợ khác tham gia xây dựng một chuỗi giá trị hoàn chỉnh, từ thiết kế, chế tạo đến lắp ráp và bảo trì. Thực tế cũng cho thấy hơn 50% các doanh nghiệp được xếp loại là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Đà Nẵng đang là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.

Nhiều doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng đang gặp khó khăn do thiếu mặt bằng sản xuất
Nhiều doanh nghiệp cơ khí tại TP. Đà Nẵng đang gặp khó khăn do thiếu mặt bằng sản xuất

Dù có vai trò rất quan trọng nhưng đến nay, công nghiệp cơ khí Đà Nẵng vẫn chưa thực sự bứt phá, chưa có doanh nghiệp nào lớn đủ sức dẫn dắt và còn nhiều khó khăn.

Theo bà Trần Như Quỳnh – Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội TP. Đà Nẵng, hiện thành phố chưa có doanh nghiệp cơ khí lớn đủ sức dẫn dắt ngành, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc thiếu vắng các doanh nghiệp đầu tàu khiến sự phát triển của ngành trở nên rời rạc và thiếu sự hợp tác. Điều này làm hạn chế khả năng hình thành chuỗi giá trị mạnh mẽ như đã có ở các địa phương khác như TP. Hồ Chí Minh hay Quảng Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Một khó khăn lớn khác từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng đó là thiếu mặt bằng sản xuất.

Là đơn vị luôn quan tâm, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đến nay Công ty TNHH Châu Đà đã có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đang là đối tác của nhiều doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI lớn trong cả nước như: DAIWA, MABUCHI, UAC, THACO, DOSAN, PTSC… Sản phẩm của đơn vị cũng xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, và đang định hướng xuất khẩu sang thị trường EU, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hiện đơn vị đang gặp khó ở mặt bằng sản xuất. “Hiện tại, công ty đang phải đi thuê nhà xưởng, diện tích nhỏ vì vậy, rất khó đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ; việc thuê nhà xưởng mang tính tạm thời nên không thể mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh”, ông Tô Tấn Trung Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Châu Đà cho hay và bày tỏ mong muốn TP. Đà Nẵng sẽ sớm có quỹ đất phù hợp để công ty có thể ổn định sản xuất.

Công nghiệp cơ khí Đà Nẵng cần phải nhanh chóng 'số hóa' sản xuất
Công nghiệp cơ khí Đà Nẵng cần phải nhanh chóng số hóa sản xuất

Cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Theo đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội TP. Đà Nẵng, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm với cách thách thức. Đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần phá bỏ rào cản giữa các thị trường. Điều này tạo ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp cơ khí nội địa, vốn còn quy mô nhỏ và hạn chế về nguồn lực. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cơ khí tại Đà Nẵng cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa quy trình sản xuất nếu muốn tồn tại và phát triển.

Trong đó, phải tận dụng được các cơ hội từ CMCN 4.0, ứng dụng các công nghệ tự động hóa và số hóa quy trình sản xuất. “Dự báo đến năm 2030, nhiều lao động giản đơn sẽ bị thay thế bởi tự động hóa, và các doanh nghiệp cơ khí tại Đà Nẵng cần nhanh chóng chuyển đổi để thích nghi với xu hướng mới. Sự chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ có thể dẫn đến sự thua thiệt trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác”, bà Trần Như Quỳnh nói.

Các doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng cần có chiến lược chuyển đổi xanh để để giữ vững thị trường trong nước, đủ sức cạnh tranh khi xuất khẩu
Các doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng cần có chiến lược chuyển đổi xanh để giữ vững thị trường trong nước, đủ sức cạnh tranh khi xuất khẩu

Cùng quan điểm về cơ hội và thách thức như trên, bà Lê Long Hà - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại miền Trung – Tây Nguyên (VCCI Đà Nẵng) cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành cơ khí Việt Nam những tháng đầu năm 2024 tăng trưởng khá tốt và 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, EU. “Đây là hai thị trường có tiêu chuẩn rất cao khi người tiêu dùng hướng đến tiêu dùng xanh. Các thị trường này cũng luôn đi đầu trong ban hành, siết chặt các quy định, tiêu chuẩn hiện hành và gia tăng các yêu cầu liên quan tới việc xanh hoá trong hoạt động sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, bà Lê Long Hà nói và dẫn chứng về việc khởi động cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM) của EU về đánh thuế dựa trên phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất ở nước sở tại.

Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và Đà Nẵng nói riêng cần quan tâm đến các tiêu chuẩn xanh, cần tạo ra được các sản phẩm hợp chuẩn (xanh, hiện đại, minh bạch) để đáp ứng nhu cầu khách hàng”, Đại diện VCCI Đà Nẵng nói và khuyến nghị cho doanh nghiệp chủ động có kế hoạch chuyển đổi xanh trong sản xuất gồm cập nhật xu hướng chính sách xanh liên quan tới sản xuất của doanh nghiệp ở từng thị trường, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi xanh kịp thời để sản xuất, xuất khẩu bền vững.

Đại diện VCCI Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chính sách hỗ trợ đổi mới máy móc công nghệ, thông tin thị trường, chính sách tín dụng xanh… từ các bộ, ngành, địa phương để chủ động thích ứng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Ngành ô tô Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi các giải pháp nhằm tăng cường nội địa hóa và nâng cao tính cạnh tranh.
Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Việc hoàn thiện thủ tục sẽ giúp sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP trong năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động