HAMECO tăng trưởng ấn tượng nhờ chú trọng duy trì, phát triển các đơn hàng Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng? |
Hình thành và phát triển từ năm 1958, đặt nền móng tại Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), Công ty Cơ khí Hà Nội (Hameco) là nhà máy chung quy mô đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ sản xuất máy công cụ cung cấp cho nền công nghiệp non trẻ nước nhà trong những năm đầu của công cuộc kiến thiết đất nước. hiện nay, Hameco được xây dựng với một tổ hợp dây chuyền sản xuất đồng bộ trên diện tích 16ha tại thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh).
Đến nay, công ty đã trải qua hơn 66 năm lịch sử hình thành và phát triển, thay đổi qua các thời kỳ lịch sử, với sự biến động của cơ chế thị trường trong và ngoài nước cùng ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, với sự ảnh hưởng của dịch bệnh, suy thoái kinh tế thế giới và cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Hameco cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, với truyền thống lịch sử hào hùng, giàu truyền thống, cùng niềm tự hào là nhà máy duy nhất được Bác Hồ 9 lần về thăm Ban lãnh đạo công ty đã bình tĩnh, sáng suốt nhận định tình hình, nhận định thời cơ, cơ hội mới trong muôn vàn thách thức, khó khăn để tái cơ cấu, xây dựng định hướng phát triển trong giai đoạn mới.
Chỉ trong 5 năm trở lại đây, với định hướng của Ban lãnh đạo công ty trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý doanh nghiệp và đầu tư chiều sâu, Công ty Cơ khí Hà Nội đã và đang trên đà phục hồi và phát triển. Trong nhiều năm liên tiếp, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu luôn đạt từ 20 - 30% so với năm kế trước, đặc biệt với định hướng đẩy mạnh khai thác thị trường nước ngoài, tỷ lệ xuất khẩu luôn chiếm từ 50 - 60% cơ cấu doanh thu. Việc tiếp cận và khai thác tới những thị trường khách hàng mới từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Áo mở ra cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu, đây là chiến lược đúng đắn trong giai đoạn phát triển kinh tế thế giới hiện nay.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Cơ khí Hà Nội giới thiệu năng lực sản xuất của công ty |
Thế mạnh của công ty trong giai đoạn hiện nay là các sản phẩm có hàm lượng và yêu cầu kỹ thuật cao trong các lĩnh vực đúc, gia công chính xác, kết cấu hàn. Các sản phẩm cung cấp cho các lĩnh vực về lắp máy công nghiệp, dây chuyền cán thép, hệ thống cẩu trục, thiết bị thủy điện, vỏ hộp số, vỏ motor xuất khẩu.
Trong thời đại thông tin phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự thay đổi mới trong việc tìm kiếm, xử lý thông tin trên toàn cầu, với nền tảng công nghệ đám mây và Big Data. Nhận định đây là thời cơ tốt cho sự phát triển của công ty, ông Nguyễn Ngọc Hùng - Tổng giám đốc công ty - cùng với Ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng lộ trình chuyển đổi và áp dụng số hoá trong doanh nghiệp giai đoạn 5 năm từ năm 2020 - 2025. Đồng thời, xây dựng chiến lược đầu tư chiều sâu về công nghệ, tìm kiếm đầu tư hệ thống thiết bị máy móc và dây chuyền hiện đại, máy gia công CNC, trung tâm gia công CNC có độ chính xác cao dần thay thế những máy gia công cơ đã lỗi thời giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như ổn định về mặt chất lượng, nâng cao năng suất lao động.
Buồng xoắn thuỷ điện Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp |
Đầu tư trung tâm gia công hiện đại Ảnh: Doanh nghiệp cung cấp |
Trong những năm tới, công ty tiếp tục đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp chủ lực, công nghiệp quốc phòng tạo sự ổn định và bứt phá. Với tinh thần đoàn kết, chung ý chí, vững niềm tin của toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên, Công ty Cơ khí Hà Nội quyết tâm xây dựng ngày một vững mạnh, lấy lại vị thế "cánh chim đầu đàn" của ngành cơ khí. Đây là những yếu tố quan trọng trong công cuộc kiến thiết, hiện đại hóa, thông minh hóa nhà máy trong tương lai.