Thêm định hướng, cơ hội hợp tác về dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Bên cạnh sản xuất, xuất khẩu truyền thống, ngành dệt may Việt Nam và Hàn Quốc còn nhiều dư địa trong hợp tác, nhất là tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam và Italia còn nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dệt may Sinh viên Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội với Show trình diễn thời trang HTU Fashion Show

Theo ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP. Hồ Chí Minh, Hàn Quốc là một trong số thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam, chỉ sau Mỹ, EU. Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 1.158 tỷ USD mặt hàng dệt, may sang Hàn Quốc, chỉ sau mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.

Hàn Quốc thuộc nhóm 5 khách hàng đứng đầu trong tổng số 180 thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn là một trong số những quốc gia cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ hai trong số các thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam.

Tận dụng tốt Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc, trong đó đáp ứng đủ các quy tắc xuất xứ được chỉ ra là nguyên do quan trọng giúp hàng dệt may Việt Nam giữ vững thị phần tại Hàn Quốc trong nhiều năm qua.

Số liệu thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, dệt may và da giày là hai trong số nhóm ngành hàng tận dụng gần như tối đa (gần 100%) ưu đãi từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc.

Dệt may đã triển khai chuyển đổi số quy trình sản xuất được hơn 100 doanh nghiệp
Nhiều dư địa hợp tác dệt may Việt Nam và Hàn Quốc

Ông Nguyễn Anh Sơn- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định, quy tắc xuất xứ chính là công cụ vô hiệu hóa lợi thế của hiệp định thương mại tự do (FTA) nếu hàng hóa không đáp ứng. Việc đáp ứng quy tắc xuất xứ là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tận dụng ưu đãi từ các FTA.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho thấy, thời gian gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA cao nhất. Năm 2023, thị trường Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 52,1%, với kim ngạch hàng hóa có C/O xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, tiềm năng để đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng dệt may giữa Việt Nam - Hàn Quốc còn rất lớn. Bên cạnh Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc, hai bên còn có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ 2015, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã có hiệu lực từ đầu năm ngoái. Các FTA này giúp các doanh nghiệp Việt còn có thêm lựa chọn khi có hoạt động giao thương xuất nhập khẩu với Hàn Quốc.

Ngoài các FTA, nhiều doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam và Hàn Quốc đã triển khai những hoạt động nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may.

Đơn cử, trong khuôn khổ sự kiện triển lãm dệt may "Preview in Seoul (PIS) 2023" tại Seoul, Hàn Quốc tháng 8/2023, Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của ngành dệt may hai nước.

Trước đó, năm 2009, hiệp hội dệt may của hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tiếp thị và thu hút đầu tư.

Chia sẻ về tiềm năng hợp tác ngành dệt may giữa hai nước, ông Choi Byeong-oh - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Hàn Quốc, nhấn mạnh, Hàn Quốc và Việt Nam là đối tác tin cậy trong sản xuất, gia công và xuất khẩu dệt may trong 30 năm qua. Việt Nam giữ vị trí số một về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may của doanh nghiệp Hàn Quốc và là quốc gia trọng điểm trong thương mại các sản phẩm dệt may và thời trang của Hàn Quốc. Hy vọng rằng mối quan hệ đối tác chiến lược trong ngành dệt may và thời trang của hai nước sẽ được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là về các vấn đề phát triển bền vững, chuyển đổi kỹ thuật số và chuỗi cung ứng.

Đặc biệt, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại buổi Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của quốc gia này, ngoài lĩnh vực năng lượng, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường hợp tác trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của doanh nghiệp Hàn Quốc, chuỗi giá trị toàn cầu.

Như vậy với đề xuất này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Hàn Quốc có thể hợp tác sâu sắc hơn nữa trong phát triển xanh, tuần hoàn và bền vững. Đây cũng là xu hướng phát triển ngày một rõ nét trong ngành dệt may hiện nay.

Tháp tùng chuyến công tác của Thủ tướng tới Hàn Quốc, Đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi; Vụ Chính sách thương mại đa biên; Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế; Văn phòng Bộ; Báo Công Thương...

Tại Hàn Quốc, bên cạnh các hoạt động của Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương cũng có các buổi làm việc, chủ trì ký kết các Biên bản ghi nhớ với các Bộ đối tác.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Xem thêm