Chủ nhật 24/11/2024 19:40

Thêm cơ hội kết nối giao thương Việt Nam - Algeria

38 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp, bao bì, mỹ phẩm đã kết nối giao thương.

Nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, ngày 18/6, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức hội nghị giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa doanh nghiệp hai nước. Tham dự sự kiện có 38 công ty Việt Nam và Algeria hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp, ngư cụ, bao bì và nguyên liệu bao bì, mỹ phẩm,...

Tại Hội nghị, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã giới thiệu tình hình hợp tác thương mại và đầu tư và những cơ hội kinh doanh giữa hai nước. Các doanh nghiệp Algeria tham dự sự kiện đã xem catalogue, hàng mẫu của các công ty Việt Nam trưng bày tại văn phòng Thương vụ và đánh giá cao chất lượng hàng Việt Nam so với hàng của một số nước tại châu Á.

Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Algeria diễn ra hôm 18/6 tại Văn phòng Thương vụ Việt Nam tại Algeria ở thủ đô Algiers

Thị trường Algeria có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt…, những sản phẩm mà nước này không sản xuất được. Doanh nghiệp Algeria còn mong muốn xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng như quả chà là, dầu ôliu, hương liệu, chân gà, tôm hùm, hải sâm,... Ngoài ra, phía Algeria cũng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam sang hợp tác, đầu tư tại Algeria trong các lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng...

Mặc dù là một thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và hợp tác thương mại với các nước Châu Phi nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam và Algeria vẫn còn khiêm tốn.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt khoảng 116 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Algeria, cà phê chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu. Algeria là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần đây cũng là mặt hàng xuất khẩu số 1 vào thị trường này.

Tiếp đến là mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria nhập khẩu 100.000 tấn gạo chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người Châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế nhập khẩu khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%.

Ngoài ra, các loại gia vị như hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria cùng với hạt điều nhân. Thủy hải sản cũng nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria.

Nhân dịp này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã giới thiệu và mời doanh nghiệp Algeria tham gia Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Vietnam International Sourcing 2023) do Bộ Công Thương tổ chức từ 13/9/2023 đến 15/9/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu hai bên cũng bày tỏ mong muốn tăng cường giao dịch trực tiếp, thảo luận về các biện pháp thanh toán xuất nhập khẩu an toàn, vấn đề lòng tin, logistics trong thương mại quốc tế.

Algeria là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Phi và nằm ở khu vực Bắc Phi với nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi. Là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi, những năm gần đây, Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song đây vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt… bởi đây là những sản phẩm mà Algeria không sản xuất được.

Dù là một thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và hợp tác thương mại với các nước châu Phi nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam và Algeria vẫn còn khiêm tốn.

Trước đó, để giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi tiếp cận thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã có những lưu ý doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch như đề nghị cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra.

Về phía doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến cáo cần tăng cường liên hệ với cơ quan ngoại giao, bộ ngành, tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội kinh doanh; tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ triển lãm, ưu tiên tiếp xúc và giao thương trực tiếp với doanh nghiệp Algeria. Quan tâm tới tập quán và quy tắc giao dịch thương mại, thiết lập mối quan hệ đối tác liên kết và đầu tư.

Đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đề nghị cần theo dõi tình hình thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh tại các website của Bộ Công Thương như moit.gov.vn hay Vietnamexport.com để cập nhật các chính sách mới cũng như cơ hội kinh doanh tại thị trường Algeria… Đặc biệt, cần liên hệ với Thương vụ để tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh cũng như nhờ hỗ trợ tư vấn, giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Nhật Khôi
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ