Thứ ba 05/11/2024 16:29
Huyện Phước Sơn (Quảng Nam)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc này giúp loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo.

Những năm qua, huyện miền núi Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Nhiều phong trào, mô hình với cách làm hay, phù hợp đã khơi dậy tinh thần sáng tạo, tự lực vươn lên trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (34,67%). Trong đó, một bộ phận nhân dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thu nhập thấp nhưng chi tiêu chưa tiết kiệm, chưa tích lũy cho đầu tư phát triển.

Nhằm giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thời gian qua huyện Phước Sơn đã ban hành Chỉ thị số 27 về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Huyện Phước Sơn phát động cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số”. Ảnh: quangnam.gov

Ông Lê Quang Trung - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, việc này được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế, phong tục tập quán của người dân, mang lại hiệu quả thiết thực, không chạy theo thành tích. Kết quả là sản phẩm cụ thể mang lại từ sự thay đổi tích cực về nếp nghĩ, cách làm của đồng bào trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt.

“Cuộc vận động gắn với các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình, nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất, biết triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả gắn với đề án mỗi xã một sản phẩm...” - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho hay.

Theo chỉ tiêu đề ra, đến năm 2025 và 2030, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện được tư vấn, hướng dẫn thực hiện 10 nội dung thay đổi nếp nghĩ, 10 nội dung thay đổi cách làm, bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Có từ 40% hộ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất; hơn 70% hộ có mức thu nhập bình quân 30 - 35 triệu đồng/người/năm, có mô hình sản xuất ổn định, nhà ở kiên cố và một số vật dụng thiết yếu; có 10 - 15% hộ tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 4-5%/năm, đến năm 2030 còn dưới 10%.

Ông Vũ Đình Cuối - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phước Sơn cho biết, thực hiện cuộc vận động, thời gian qua Hội Nông dân huyện Phước Sơn đã triển khai nhiều chương trình, nội dung vận động thay đổi nếp nghĩ trong đồng bào dân tộc thiểu số cho các cán bộ, hội viên hội nông dân thực hiện.

Các mô hình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao tại huyện Phước Sơn

Theo kế hoạch, Hội Nông dân huyện triển khai tuyên truyền điểm mỗi cơ sở Hội một thôn, tổ dân phố, sau đó sẽ triển khai tại các chi, tổ Hội Nông dân trong toàn huyện… Thời gian tổ chức vào các buổi tối từ ngày 07/8 đến 31/8/2023. Bên cạnh việc tuyên truyền triển khai thực hiện cuộc vận động, Hội cũng lồng ghép tuyên truyền Nghị quyết số 35 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Cùng với việc tuyên truyền miệng, Hội Nông dân huyện thành lập nhóm zalo, facebook, thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước…, những việc làm hay, cách làm mới để cán bộ, hội viên kịp thời nắm bắt, học và làm theo đạt hiệu quả”, ông Cuối thông tin và cho biết thêm, trong thời gian tới ngoài việc tuyên truyền, Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội huyện xây dựng các mô hình điểm, để hội viên nông dân học tập, nâng cao nhận thức chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tự lực từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số