Thứ sáu 25/04/2025 13:33

Thành phố Hà Nội: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90%

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung hoàn thành các công trình bảo đảm về thủ tục pháp lý,Hà Nội phấn đấu hết năm 2022 giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 90%.

Đẩy nhanh tiến độ

Tại hội nghị chuyên đề của Thành ủy Hà Nội diễn ra mới đây, ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết, ngay từ đầu năm, thành phố đã giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công hơn 51.582 tỷ đồng. Mặc dù đã triển khai rất nhiều giải pháp để thúc đẩy tiến độ, tuy nhiên đến ngày 28/8, tỷ lệ giải ngân chung của thành phố mới đạt 28% kế hoạch, thấp hơn so với yêu cầu. Tiến độ của một số dự án trọng điểm vẫn chậm so với mục tiêu.

Tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ toàn dự án tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, có chiều dài 12,5 km với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng mới đạt khoảng 75,1%, trong đó đoạn trên cao đạt 96,3%, đoạn ngầm đạt 33%. Thành phố cùng chủ đầu tư đang tập trung đẩy nhanh công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, dự kiến đưa vào sử dụng đoạn trên cao dài 8,5 km phục vụ người dân Thủ đô vào cuối năm 2022, đồng thời tiếp tục hoàn thiện đoạn đi ngầm dài 4 km theo kế hoạch.

Dự án đường vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, có tổng chiều dài khoảng 5,1 km với tổng vốn đầu tư 9.459 tỷ đồng, đến nay đã hoàn thành đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động và đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở và đang gấp rút hoàn thành để đảm bảo tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn bộ phần đường trên cao trong năm 2023.

Đối với dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 51,1% kế hoạch vốn. Dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ cầu giữa lòng sông, phấn đấu hoàn thành trước mùa lũ năm nay. Dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào tháng 6/2023.

Còn tại dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội, khởi công tháng 3/2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.376 tỷ đồng. Tổng diện tích dành cho dự án 39,6 nghìn m2, trong đó diện tích xây dựng 10,3 nghìn m2. Hiện nay, dự án đang triển khai ở giai đoạn 1, kết quả giải ngân đạt 38,7% kế hoạch vốn. Dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào năm 2024.

Dự án Hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 là 1 trong 6 dự án giao thông trọng điểm của TP. Hà Nội có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng. Hiện các công nhân đang gấp rút, đẩy nhanh tốc độ thi công để hoàn thành theo đúng dự kiến vào tháng 10/2022.

Hạn chế dàn trải vốn đầu tư

Để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND thành phố sẽ rà soát danh mục các dự án chuyển tiếp, dự án mới, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành; rà soát sự cần thiết và khả năng thực hiện của từng dự án mới, khả năng cân đối vốn của từng ngành, lĩnh vực để lựa chọn danh mục theo thứ tự…

Rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án

Thành phố cũng đang xem xét thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai các dự án công trình trọng điểm. Trước mắt, trong tháng 9/2022, lãnh đạo UBND thành phố sẽ tổ chức họp chuyên đề đề đôn đốc, rà soát tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công năm 2022. Đồng thời, sẽ rà soát toàn bộ thứ tự ưu tiên, đặc biệt là các dự án giải quyết ùn tắc giao thông, môi trường.

Ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho biết, qua rà soát, thành phố xác định một số dự án đang có vướng mắc trong quá trình thực hiện, không đảm bảo tiến độ giải ngân; một số dự án có nhu cầu bổ sung vốn so với kế hoạch đầu tư công năm 2022 đã giao.

Do vậy, để tiếp tục phân bổ chi tiết và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cơ bản thống nhất với đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố về chủ trương điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022. Đồng thời, giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công đảm bảo theo đúng quy định, hiệu quả, sát với tiến độ triển khai thực hiện và nhu cầu vốn của các dự án; phù hợp khả năng cân đối ngân sách thành phố cũng như khả năng cân đối vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện.

Cần tiếp tục siết mạnh kỷ luật, kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2022 trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương và các cấp quản lý” - ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu.

Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 nêu rõ, UBND TP. Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung hoàn thành các công trình, bảo đảm về thủ tục pháp lý, hiệu quả, chất lượng.

Hạn chế dàn trải vốn đầu tư, xác định rõ dự án ưu tiên; kiên quyết tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có khả năng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (không vướng giải phóng mặt bằng và thủ tục). Từ nay đến cuối năm phải hoàn thành được một số công trình, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân và tạo động lực mới cho địa phương phát triển, phấn đấu đến ngày 31/12/2022 giải ngân trên 90%.

Rà soát những dự án đã ghi vốn trong năm 2022 nhưng chưa phê duyệt, chưa đấu thầu để điều chuyển, phân bổ vốn cho những dự án có khả năng hoàn thành từ nay đến ngày 31/12 hoặc cho những dự án có khả năng đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Những dự án đang gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng giao các tổ công tác xuống làm việc với địa phương, phối hợp chặt chẽ cùng địa phương giải phóng mặt bằng sớm để triển khai thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao các bộ, ngành liên quan chủ động rà soát, có phương án xử lý phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật, tạo thuận lợi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hà Nội.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm