Thứ năm 19/12/2024 10:24

Thanh Hóa: Ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh

Thương mại điện tử có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng.

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, hiện 100% doanh nghiệp trên địa bàn đã đầu tư thiết bị máy tính có kết nối internet, 45% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng trang web; khoảng 80% doanh nghiệp lập fanpage để bán hàng...

Vai trò quan trọng của thương mại điện tử

Xác định rõ vai trò quan trọng của thương mại điện tử, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 2/10/2020 về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch nhằm triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng trên địa bàn tỉnh; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về mức độ phát triển thương mại điện tử.

Thông qua sàn thương mại điện tử, sản phẩm OCOP 5 sao mang thương hiệu Lê Gia của tỉnh Thanh Hóa đã có mặt ở các thị trường khó tính như Nhật Bản và các nước châu Âu

Trên cơ sở đó, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng thị trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và lòng tin người tiêu dùng trong thương mại điện tử thông qua tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cơ quan ban, ngành, địa phương của tỉnh Thanh Hóa cũng đã tập huấn kỹ năng tham gia và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên môi trường số. Duy trì, cập nhật, nâng cấp, vận hành hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (http://thuongmaidientuthanhhoa.vn) để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Kết nối sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa với sàn giao dịch thương mại điện tử các tỉnh, thành phố để hỗ trợ phân phối, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử trong nước và “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử quốc tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử thông qua việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ, công chức phụ trách…

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp đào tạo về kinh doanh, phân phối hàng hóa trên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Linh Hương

Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều định hướng để phát triển kinh tế số với mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa gắn với thương mại điện tử đối với doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, sở đã xây dựng nhiều gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như thuongmaidientu.vn, voso.vn, postmart nhằm kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các hàng hóa của các thành phố, huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai ứng dụng thương mại điện tử, thiết lập website riêng tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch kinh doanh của đơn vị mình trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Hàng trăm sản phẩm lên sàn thương mại điện tử

Báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho thấy, hiện tỉnh này đã có gần 300 sản phẩm nông sản được đưa lên các sàn bán hàng trực tuyến từ các sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến, như chè, cà phê đến các loại hoa quả sấy khô, sản phẩm quả tươi, như dưa, xoài, nhãn, chanh leo... Đáng chú ý, tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 50 sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông sản được đăng tải lên sàn thương mại điện tử.

Thông qua sàn thương mại điện tử, đã tạo ra kết nối cung cầu hàng hóa, không chỉ giúp các doanh nghiệp phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, mà còn giúp người tiêu dùng có thể lựa chọ những sản phẩm phù hợp, yên tâm về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Thông qua sàn thương mại điện tử, chè Bình Sơn - sản phẩm OCOP của huyện Triệu Sơn đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 8/2023, tỉnh Thanh Hóa đã có trên 5.568 tài khoản hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, 188 website bán hàng được duyệt điện tử, trên 10.000 hộ sản xuất, kinh doanh được đào tạo kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng; gần 500 sản phẩm nông sản của Thanh Hóa đã được đưa lên sàn bán hàng trực tuyến.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Văn Khoa, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sàn thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng, mà còn là kênh quảng bá, giới thiệu nông sản của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước theo hướng hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Trong đó, lợi ích lớn nhất mà sàn thương mại điện tử mang lại là giúp doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân tìm được đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc