Thứ hai 23/12/2024 03:21

Thanh Hóa: Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Trước diễn biến phức tạp, tỉnh Thanh Hóa ban hành Chỉ thị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.

Ngày 18/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn.

Chỉ thị nêu rõ: Để chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, bảo vệ thành quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã hướng dẫn.

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các lực lượng chức năng triển khai vệ sinh, phun tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh lưu trữ, phát tán trong môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. (Ảnh: Lê Ngọc)

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng băng nhiều hình thức, đặc biệt là qua hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, cấp xã về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và sử dụng vắc xin DTLCP cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực trên địa bàn chủ động tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP; phân công lực lượng triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát sinh còn trong diện hẹp, không để lây lan phát sinh thêm ổ dịch mới.

Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống đẩy mạnh việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

Năm 2021 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã từng xuất hiện ở nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: VT)

Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP (bao gồm cả các cơ sở chăn nuôi tự chủ động thực hiện tiêm vắc xin DTLCP); trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng đồng bộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo rà soát phương tiện, vật tư, vắc xin, hóa chất, vôi bột…

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có thông tin: Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh DTLCP tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An... gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi; tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh; trong đó các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa dịch bệnh đang xảy ra trên diện rộng, chưa được kiểm soát như Hòa Bình (đang xảy ra tại 18 xã của 7 huyện), Sơn La (đang xảy ra tại 10 xã của 6 huyện), Ninh Bình (đang xảy ra tại 6 xã của 4 huyện).

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững