Thứ năm 19/12/2024 22:18

Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã dẫn đầu đoàn công tác gồm các sở, ban, ngành đã đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn.

Theo số liệu của UBND thị xã Bỉm Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích khoảng 524 ha, được phân thành 3 phân khu, tập trung đa ngành. Hiện nay, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đã thu hút được 58 dự án đầu tư. Trong đó, có 30 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư hạ tầng hơn 1.800 tỷ đồng, của nhà đầu tư thứ cấp trên 6.500 tỷ đồng và 411 triệu USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt gần 4.000 tỷ đồng và 109 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 60%.

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn. Ảnh Lê Hợi

Theo UBND thị xã Bỉm Sơn, hiện Khu công nghiệp Bỉm Sơn có nhiều doanh nghiệp đang duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định như: Nhà máy sản xuất sản phẩm trang trí công nghệ thân thiện với môi trường (INTCO); Dự án Oceanus Outwear; Nhà máy DS HI-TECH VINA; Nhà máy SEIL M-TECH VINA, Công ty TNHH STECH VINA...

Tuy nhiên, do tác động từ thị trường thế giới và trong nước, một số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, buộc phải thu hẹp sản xuất. Mặc dù gặp khó khăn, nhưng đa phần các doanh nghiệp không thực hiện cắt giảm lao động mà vẫn cố gắng duy trì việc làm, đảm bảo các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng, đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân và người lao động để giúp họ ổn định cuộc sống.

Báo cáo của UBND thị xã Bỉm Sơn cũng cho thấy, hiện nay Khu công nghiệp Bỉm Sơn không có khu xử lý chất thải rắn tập trung. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt là do các doanh nghiệp phân loại, chủ động ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải với các đơn vị có chức năng.

Ngoài ra, tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi và chiều 26/5, UBND thị xã Bỉm Sơn cũng đã báo cáo về khó khăn việc cấp nước phục vụ cho khu công nghiệp. Theo đó, thị xã Bỉm Sơn chỉ có duy nhất Nhà máy nước Bỉm Sơn với công suất thiết kế là 10.000 m3/ngày đêm (đang vận hành khai thác với công suất 7.500 m3/ngày đêm), sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn và nước sinh hoạt cho thị xã Bỉm Sơn.

Với công suất vận hành khai thác như hiện nay, chỉ cung cấp được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn trong giai đoạn thi công xây dựng các nhà máy, không đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong giai đoạn vận hành và sử dụng nước cho mục đích sản xuất trong giai đoạn Khu công nghiệp Bỉm Sơn nâng tỷ lệ lấp đầy khi thu hút được nhiều dự án đầu tư. Trong khi đó, dự án cấp nước cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn do Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - Công ty cổ phần làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục tính giá cho thuê đất và giao đất; chưa có nguồn nước thô gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất... dẫn đến việc một số dự án không thể triển khai, hoặc phải điều chỉnh mục tiêu đầu tư. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư cũng đã nêu lên tình trạng điện phục vụ cho sản xuất trong khu công nghiệp thường xuyên bị mất gây khó khăn cho các doanh nghiệp...

Khu công nghiệp Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích khoảng 524 ha, được phân thành 3 phân khu, tập trung đa ngành.

Sau khi nghe những khó khăn, kiến nghị của UBND thị xã Bỉm Sơn và các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, những tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời gian qua. Ông Nguyễn Văn Thi cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại ở Khu công nghiệp Bỉm Sơn như: Hệ thống giao thông kết nối, nguồn nước thô cấp cho các doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn điện chưa ổn định, nguồn nhân lực còn thiếu…

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình tập trung giải quyết các vướng mắc đang tồn tại mà doanh nghiệp, nhà đầu tư kiến nghị; đề nghị thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung tập trung giải phóng mặt bằng cho Khu công nghiệp Bỉm Sơn và xây dựng hệ thống cấp nước thô cho khu công nghiệp; hỗ trợ Công ty Đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - Công ty CP đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà máy nước.

Liên quan đến việc cấp điện phục vụ cho Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, ông Nguyễn Văn Thi giao Sở Công Thương Thanh Hóa kiểm tra lại điều tiết điện lực của các công ty đang cung cấp điện cho khu công nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cung cấp nguồn điện ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số