Thứ ba 26/11/2024 18:49

Thanh Hoá: Phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp Lưu Bình 470 ha

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Lưu Bình, huyện Quảng Xương trên diện tích 470 ha.

Ngày 27/1/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã ký Quyết định số 336/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Lưu Bình, huyện Quảng Xương.

Theo đó, Khu công nghiệp Lưu Bình của huyện Quảng Xương có vị trí thuộc địa giới hành chính thuộc 3 xã Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Bình với phía bắc giáp xã Quảng Nhân. Phía nam giáp xã Tiên Trang. Phía đông giáp kênh Bắc và dân cư hiện trạng. Phía tây giáp Cụm công nghiệp Cống Trúc và Khu du lịch Farmstay trong quy hoạch xây dựng vùng huyện.

Diện tích lập quy hoạch khoảng 470 ha. Diện tích thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 phục vụ lập quy hoạch là 520 ha. Quy mô dân số, lao động khu vực khoảng 36.660 người.

Công ty Giầy Alena đóng trên địa bàn thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Theo định hướng phát triển các khu công nghiệp của Quy hoạch tinh, Khu công nghiệp Lưu Bình là khu công nghiệp sạch, công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, ưu tiên các ngành nghề: lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin.

Vì vậy, từ tính chất nêu trên, yêu cầu làm rõ loại hình khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, làm cơ sở để xác định cụ thể quy mô dân số, chi tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo chức năng đặc thù.

Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, dự toán chi phí: Thực hiện theo Thông tư 20/2019/TT-BXD về xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; giao UBND huyện Quảng Xương tổ chức thẩm định và phê duyệt bảo đảm theo quy định. Nguồn vốn, lấy từ ngân sách huyện và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Quảng Xương đã có những định hướng cụ thể mang tính bền vững trong phát triển kinh tế. Trong đó, huyện chú trọng công tác quy hoạch đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư, triển khai dự án, bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm tại các cụm công nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp và người dân; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp với các sở, ngành tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là những ngành nghề có tiềm năng, tạo nhiều việc làm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương có 5 cụm công nghiệp được đưa vào trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh, với tổng diện tích 229,8 ha. Các cụm công nghiệp được hình thành, khi đi vào hoạt động, sẽ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển