Thứ hai 23/12/2024 15:23

Thanh Hóa: Cương quyết thu hồi đất các dự án đã gia hạn nhiều lần

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang khẳng định: “Tỉnh cương quyết thu hồi đất các dự án đã gia hạn nhiều lần vẫn không thực hiện”.

Sáng nay 13/7, Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 3, thông qua các nghị quyết và bế mạc kỳ họp.

Giải trình các ý kiến, kiến nghị đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh đã phân tích, đánh giá về những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2022.

Cũng trong sáng nay, ông Đỗ Minh Tuấn cũng đã nêu 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi, toàn diện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Trước đó, chiều ngày 12/7, trả lời ý kiến của đại biểu và cử tri trong tỉnh đang quan tâm về việc 164 dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm, chưa được xử lý dứt điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang khẳng định: “Tỉnh cương quyết thu hồi đất các dự án đã gia hạn nhiều lần vẫn không thực hiện”.

Lý giải về việc 164 dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm, ông Lê Đức Giang cho hay, nguyên nhân là do cơ quan nhà nước lựa chọn nhiều nhà đầu tư không có kinh nghiệm, thiếu năng lực triển khai, có những nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc còn chờ thời điểm.

Các đại biểu dự kỳ họp

Để giải quyết những dự án chậm triển khai, quá hạn tỉnh đã đưa ra một số giải pháp, trong đó có việc thành lập tổ công tác rà soát lại các dự án không còn khả năng triển khai.

Tại phiên chất vấn, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương rà soát lại tiến độ thực hiện các dự án đã được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh, gồm các dự án được giao đất, cho thuê đất trước và sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực. Yêu cầu phải sớm thu hồi các dự án được tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm nhà đầu tư không triển khai.

Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa phát biểu bế mạc kỳ họp

Phát biểu bế mại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa cho hay: Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển Thanh Hóa “đến năm 2025, trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Để đưa tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn. Trên cơ sở kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm đạt 11% trở lên để cả năm đạt 12,2% trở lên. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,3% trở lên, công nghiệp - xây dựng tăng 14% trở lên, dịch vụ tăng 11,1% trở lên, thuế sản phẩm tăng 5,5% trở lên.

Thu ngân sách 6 tháng cuối năm đạt 13.666 tỷ đồng trở lên, để cả năm đạt từ 40.000 tỷ đồng đến 50.000 nghìn tỷ đồng. Trong 6 tháng cuối năm, thành lập mới 1.837 doanh nghiệp; cả năm thành lập mới 3.500 doanh nghiệp, vượt kế hoạch thành lập mới 3.000 doanh nghiệp.

Cần lựa chọn được nhà đầu tư bảo đảm năng lực tài chính, có khả năng triển khai dự án và quyết tâm thực hiện dự án... Không chấp nhận nhà đầu tư không bảo đảm nguồn vốn và năng lực hoàn thành đầu tư dự án, có dấu hiệu đầu cơ, găm giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời bất hợp pháp, không có ý định đầu tư.

Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cũng yêu cầu xử lý đối với các trường hợp chậm tiến độ sử dụng đất, không để tái diễn tình trạng không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ kéo dài mà không được phát hiện, xử lý kịp thời.

Hoàng Minh

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản