Thứ tư 23/04/2025 18:47

Thanh Hóa: Cấm xuất cảnh và “bêu tên” nhiều chủ doanh nghiệp chây ì nộp thuế

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 chủ doanh nghiệp do chây ì nộp thuế, “bêu tên” 767 doanh nghiệp nợ gần 650 tỷ tiền thuế.

Ngày 11/10, thông tin từ Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã ban hành liên tiếp 5 thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 chủ doanh nghiệp do chây ì nộp thuế. Ngoài ra, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa còn “bêu tên” 767 doanh nghiệp đang nợ gần 650 tỷ tiền thuế.

Theo đó, những người bị Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa thông báo tạm hoãn xuất cảnh gồm: bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn; bà Đỗ Thị Hồng là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ Phần Bắc Trung Nam; ông Phạm Ngọc Sinh Giám đốc Công ty TNHH vận tải biển Sao Mai; ông Ngô Hải An Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng số 5...

Cục thuế tỉnh Thanh Hóa "bêu tên" hàng trăm doanh nghiệp nợ đọng thuế

Để triển khai công tác thu thuế, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp tuyên truyền, đáng chú ý, cơ quan chức năng tỉnh này đã “bêu tên” 767 doanh nghiệp chây ì nộp thuế với tổng số nợ gần 650 tỷ đồng.

Thống kê của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa cho thấy, các doanh nghiệp thuộc quản lý của Văn phòng Cục Thuế Thanh Hóa có 183 trường hợp, thuộc Chi cục Thuế Đông Sơn – TP. Thanh Hóa là 172 trường hợp, thuộc Chi cục Thuế thị xã Nghi Sơn là 57 trường hợp. Đối với các doanh nghiệp này Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn.

Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 30/9/2023, đã thu ngân sách 17.637,6 tỷ đồng, đạt 80,8% dự toán, giảm 28,3% so cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 46,4% dự toán, giảm10,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,9% dự toán, tăng 11,0%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 62,5% dự toán, tăng 9,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 48,5% dự toán, giảm 31,4%; thuế bảo vệ môi trường đạt 29,5% dự toán, giảm 48,0%; thu tiền sử dụng đất đạt 46,2% dự toán, giảm 59,7% so cùng kỳ.

Được biết, do hệ lụy từ đại dịch Covid-19, cộng với ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine khiến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và doanh nghiệp trên cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm lao động, ngừng tăng ca; đáng chú ý có những doanh nghiệp phải đóng cửa, thậm chí phá sản.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách