Chủ nhật 22/12/2024 23:54

Thanh Hóa: Ảnh hưởng siêu bão Yagi, hơn 60 căn nhà tại huyện Mường Lát bị tốc mái

Tính đến trưa ngày 7/9, do ảnh hưởng bão Yagi, trên địa bàn huyện Mường Lát, giông, lốc đã làm 60 căn nhà bị tốc mái, 4 nhà bị cây đổ vào nhà và sạt lở móng.

Sáng ngày 7/9, siêu bãoYagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17; trong khoảng chiều nay sẽ có khả năng đi vào đất liền. Mặc dù không nằm trong tâm bão, nhưng tỉnh Thanh Hóa đã bị ảnh hưởng lớn của bão số 3.

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát, giông, lốc đã làm 60 căn nhà bị tốc mái, 4 nhà bị cây đổ vào nhà và sạt lở móng; 0,11ha sắn bị đổ, gãy.... Huyện Mường Lát và các đơn vị có liên quan đã và đang quyết liệt triển khai các phương án, giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.

Hơn 60 căn nhà tại huyện biên giới Mường Lát đã bị tốc mái. Ảnh: NDCC

Để ứng phó với siêu bão Yagi, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát yêu cầu UBND các xã, thị trấn chủ động hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão; tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trước mùa mưa lũ và trước khi xảy ra bão, lũ theo quy định.

Tổ chức rà soát, xác định các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt để chủ động tổ chức di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, đối với những nơi chưa có điều kiện để di dời ngay phải có phương án chủ động sơ tán khi có tình huống thiên tai để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Công an xã Pù Nhi, huyện Mường Lát giúp dân khắc phục hậu quả do bão. Ảnh: Đình Hợp

Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai công tác phòng, chống, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai theo quy định với phương châm tuyệt đối không để người dân nào thiếu chỗ ở, thiếu đói hoặc các vật dụng thiết yếu khác, không để xảy ra bệnh dịch, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau thiên tai, không để ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu học sinh.

Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nhất là ở cửa sông, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các nhà yếu không đảm bảo an toàn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Lực lượng chức năng khẩn trương giúp dân khắc phục hậu quả, di dời các hộ dân ở khu vực xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn. Ảnh: Đình Hợp

Riêng Công an huyện Mường Lát, thực hiện Điện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, từ ngày 6/9, Công an huyện đã duy trì 100% quân số thường trực sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống do bão, lũ gây ra.

Đồng thời, tiến hành kiểm tra, rà soát các phương án phòng chống lụt bão; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị thông tin liên lạc, lương thực, thực phẩm sẵn sàng tham gia phòng chống và ứng cứu khi có bão lụt. Công an các xã, thị trấn đã thường xuyên bám địa bàn cơ sở, phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động và giúp các hộ dân sống ở khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao gây sạt lở, lũ ống, lũ quét sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững