Thâm hụt cán cân Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc không đáng lo ngại

Mức thâm hụt thương mại Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng lớn sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực. So với 6 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu đã tăng hơn 7 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng 1,4 tỷ USD, điều này khiến cho nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng từ 10 tỷ USD lên 16 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Bình An - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP. Hồ Chí Minh - xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá thế nào về sự quan tâm của DN Việt Nam đối với thị trường Hàn Quốc khi Hiệp định VKFTA có hiệu lực?

Doanh nghiệp (DN) TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam nói chung khá quan tâm đến thị trường Hàn Quốc, bởi đây là thị trường tiềm năng. Bằng chứng, trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc, DN Việt Nam tận dụng tỷ lệ áp dụng cho các đơn hàng xuất khẩu lên đến 85%, cao nhất trong tất cả các hiệp định thương mại tự do.

Thâm hụt cán cân Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc không đáng lo ngại

Hiệp định VKFTA là sự tiếp nối và mở rộng hơn, Hàn Quốc ưu tiên cho phía Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực, chế biến nông - lâm - thuỷ sản, đặc biệt là thủy sản. VKFTA có hiệu lực từ ngày 20/12/2015, và ngay năm 2016 các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tốt hiệp định này.

Vậy đâu là nguyên nhân cốt lõi khiến thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng cao, thưa ông?

Hàn Quốc đang có những dự án rất lớn ở Việt Nam như Samsung, LG… và một loạt các dự án khác trải dài trên cả nước. Các DN Hàn Quốc thay vì nhập khẩu linh kiện, trang thiết bị từ phía Trung Quốc thì họ nhập khẩu ngay từ đất nước họ để tận dụng ưu đãi của hiệp định này. Qua đó, chúng ta có thể thấy DN Hàn Quốc đang có kế hoạch chọn Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu của họ khi đưa hàng hóa ra nước ngoài. Đây là tín hiệu vui và không phải quá quan tâm lo lắng. Vấn đề là các DN Việt Nam đã tận dụng ưu đãi của hiệp định này như thế nào.

Có thể thấy, hàng hóa Việt Nam sang Hàn Quốc khá nhiều trong cơ cấu xuất khẩu chung của Việt Nam, như các mặt hàng gia công, hàng nông - lâm - thủy sản… Nhưng DN Việt Nam không có khả năng tiếp cận ngay chuỗi phân phối của Hàn Quốc. Các hàng nông - lâm - thủy sản thì vấp vào giá cả, thuế, và quan trọng hơn là Hiệp định SPS về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và kiểm dịch động thực vật. Đây là rào cản mà hàng Việt Nam không dễ vượt qua, nhất là theo cách sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.

Theo ông, làm thế nào để chúng ta tận dụng nhanh nhất những lợi điểm từ Hiệp định VKFTA?

Ở khía cạnh cơ quan quản lý, tôi nghĩ, cần có nghiên cứu sâu và những khuyến cáo cho DN Việt Nam. Tiếp cận những mặt hàng nào, thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ra sao, quy mô nhu cầu đến đâu, rồi vấn đề lộ trình thuế. Ngoài ra cũng cần có sự chủ động từ phía DN, kết nối với các đơn vị nhập khẩu Hàn Quốc, họ sẽ lo vấn đề đầu ra, đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hóa để có thể vượt qua được những rào cản về ATVSTP.

Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP. Hồ Chí Minh có thể giúp DN tiếp cận và nắm bắt một số vấn đề liên quan về tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp với Bộ Công Thương triển khai những cuộc hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc. Nhằm giải đáp những thắc mắc của DN trong việc đưa hàng hóa vào thị trường này. Ngoài ra, còn có các hoạt động xúc tiến giúp DN chuẩn bị kỹ từ Việt Nam để có sự kết nối cụ thể với các đơn vị nhập khẩu Hàn Quốc.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Hân - Lê Cương thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD.

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Là thành viên của 2 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam và Chile có nhiều cơ hội tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá, trong đó có mặt hàng giày dép.
Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Giá heo hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt heo trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động