Thứ hai 25/11/2024 15:13

Thái Nguyên: Xuất khẩu hàng hóa tăng 20,7%

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Thái Nguyên trong 5 tháng đầu năm.

Là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn với sản lượng hàng hóa xuất khẩu luôn đứng top đầu cả nước, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp; đồng thời sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, duy trì và tìm kiếm thị trường nên giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay tăng cao.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 trên địa bàn tỉnh đạt 2,06 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 59,2 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 2,3% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước và tăng 21,4% so với cùng kỳ.

Ảnh minh hoạ

Một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trong tháng 5 ước tính tăng so với cùng kỳ, gồm: Sản phẩm từ sắt thép 2,6 triệu USD, tăng 7,1%; sản phẩm may 44,6 triệu USD, tăng 10,1%; tấm tế bào quang điện, tấm mô-đun năng lượng mặt trời 97,4 triệu USD, tăng 12,1%; nhóm điện thoại, máy tính bảng và điện tử khác 1,86 tỷ USD, tăng 22,5%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 13,1 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ và đạt 44,6% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 279,5 triệu USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ và đạt 34,9% kế hoạch; xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 12,8 tỷ USD (chiếm 97,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tên địa bàn), tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Về nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2024 đạt 1.336,2 triệu USD, tăng 7,8% so với tháng trước và tăng 29,6% so với cùng kỳ.

Chia theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 46,2 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 28,1% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1.290,1 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng trước, tăng 29,6% so với cùng kỳ.

Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu đều có giá trị ước tính tăng so với cùng kỳ như: nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc 4,2 triệu USD, tăng 37,7%; nguyên liệu và linh kiện điện tử 1.167,7 triệu USD, tăng 32,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 13,7 triệu USD, tăng 17,3%; nguyên liệu chế tạo pin năng lượng mặt trời 94,5 triệu USD, tăng 8,3%; vải các loại 17 triệu USD, tăng 6,2%; nguyên, phụ liệu dệt may 6,5 triệu USD, tăng 5,6%; giấy các loại 0,6 triệu USD, tăng 2%… Ở chiều ngược lại, nhóm hàng có giá trị nhập khẩu ước giảm so với cùng kỳ như chất dẻo (plastic) nguyên liệu đạt 6,5 triệu USD, giảm 11,5%.

Một số mặt hàng có nhập khẩu chủ yếu 5 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ như: Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc 25,3 triệu USD, tăng 0,8%; nguyên phụ liệu dệt may 30,6 triệu USD, tăng 1,1%; giấy các loại 2,5 triệu USD, tăng 5,5%; vải các loại 80 triệu USD, tăng 10,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 66,2 triệu USD, tăng 13,6%; nguyên liệu và linh kiện điện tử 6.646 triệu USD, tăng 19%...

Một số nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu có giá trị giảm so với cùng kỳ như: Sản phẩm từ sắt thép 12,6 triệu USD, giảm 12,5%; chất dẻo (plastic) nguyên liệu 30,3 triệu USD, giảm 20,1%.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu ước đạt 7.430 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 221,5 triệu USD, tăng 11,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 7.208,6 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu