Thái Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng 2023 tăng ấn tượng

UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp nắm bắt thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 9/2023 và 9 tháng năm 2023.
Thái Bình: Không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệpQuy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có những gì?Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án KCN Thaco - Thái Bình
Thái Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng 2023 tăng ấn tượng
Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 của tỉnh Thái Bình tăng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2022. Ảnh minh họa: T.D

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng 2023 tăng 9,2% so với cùng kỳ 2022

Theo báo cáo, 9 tháng đã qua của năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Bình ước đạt 47.411 tỷ đồng, đạt 67,8% kế hoạch và tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2022; tổng giá trị sản xuất ước đạt 141.336 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,3%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,2% và khu vực dịch vụ tăng 6,7%).

Công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong sản xuất công nghiệp, tỉnh Thái Bình tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong thu hút đầu tư và các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động để quảng bá, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm.

Chính vì vậy, 9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Một góc thành phố Thái Bình. Ảnh: T.D
Một góc thành phố Thái Bình. Ảnh: T.D

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được chỉ đạo quyết liệt; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt khá, cao hơn bình quân của cả nước, ước 9 tháng năm 2023 đạt 4.236 tỷ đồng, bằng 86,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 48,9% kế hoạch vốn tỉnh phân bổ.

Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đạt 586,3 triệu USD.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chỉ đạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.

Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; năm 2022, nhiều chỉ số cải cách hành chính tăng điểm và tăng bậc so với năm 2021 như: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố, tăng 19 bậc; chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố, tăng 27 bậc; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 7 bậc.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III năm 2023 cho thấy: Có 41,88% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý II năm 2023; 36,25% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 21,88% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV năm 2023, có 42,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III năm 2023; 43,75% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 13,75% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 46,67% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm 2023 tốt lên và giữ ổn định so với quý III năm 2023; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 16,67% và 32,35%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9 năm 2023 ước đạt 409 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3.362 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu tăng 8,7%, nhập khẩu giảm 21,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 702 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2023 ước đạt 270 triệu USD, giảm 6,1% so với tháng trước và tăng 28,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 175 triệu USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 31,5% so với cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 95 triệu USD, giảm 13,6% so với tháng trước và tăng 23,6% so với cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2.032 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ; trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 1.247 triệu USD, tăng 11,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 785 triệu USD, tăng 4,4%. Trong 9 tháng năm 2023 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới đã tác động làm giảm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, đơn giá hàng xuất khẩu nhất là ngành may mặc giảm, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận sản xuất theo đơn giá thấp để duy trì hoạt động, một số doanh nghiệp không có đơn hàng. Do vậy trị giá xuất khẩu mặt hàng chủ lực may mặc (chiếm 55%) tăng nhẹ, bên cạnh đó mặt hàng máy vi tính tăng mạnh do có doanh nghiệp mới xuất khẩu linh kiện máy tính đi vào hoạt động.

Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Hàng dệt may 1.128 triệu USD, tăng 2,9%; hàng hóa khác 370,2 triệu USD, tăng 19,6%; hàng thủy sản 24,2 triệu USD, tăng 65,9%; sản phẩm gốm, sứ 16,6 triệu USD, tăng 7,7%; sắt thép 13,6 triệu USD, tăng 7,5%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm 5,2 triệu USD, tăng 57,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4,2 triệu USD, tăng 3,6 lần;... Ngược lại một số sản phẩm giảm như: xơ, sợi dệt các loại 121,4 triệu USD, giảm 0,4%; sản phẩm từ sắt thép 19,6 triệu USD, giảm 4,1%; sản phẩm gỗ 8,6 triệu USD, giảm 12,1%;....

Theo thị trường xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2023, Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh đạt 1.078 triệu USD (chiếm 53%), tăng 14,7% so với cùng kỳ (Hàn Quốc 339 triệu USD, tăng 13,4%; Nhật Bản 287 triệu USD, tăng 23% chủ yếu tăng ở hàng khăn; Hồng Kông 143 triệu USD, giảm 24,5%; Lào giảm 69,3%); tiếp đến là Châu Mỹ đạt 577 triệu USD (chiếm 28,4%), tăng 3,4%; Châu Âu đạt 191 triệu USD (chiếm 9,4%).

Ngoài ra, tính đến đầu tháng 9/2023 đã cấp 751 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký đạt 9.215 tỷ đồng. Xác nhận Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 470 doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 93 doanh nghiệp, trong đó thu hồi GCN ĐKKD do DN giải thể là 93 doanh nghiệp.

Trong tháng 9 năm 2023 số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới là 01 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3.500 nghìn USD; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gia công lắp ráp sản phẩm ngũ kim, sản phẩm nhựa, xử lý bề mặt ngũ kim và sản xuất thùng máy. Tính chung 9 tháng đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới là 13 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 77.850 nghìn USD.

Tập trung thu ngân sách, giải phóng mặt bằng

Cho ý kiến vào tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho rằng: xét trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước thì kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh 9 tháng qua là rất tích cực. Đồng thời nhấn mạnh: 3 tháng cuối năm, các sở, ngành, địa phương của tỉnh cần triển khai sớm các cơ chế chính sách đã được ban hành, tập trung triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm, giải ngân vốn đầu tư công, quyết liệt trong thu ngân sách, quan tâm hơn nữa đến các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục mưa úng, tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa mùa và phát động mạnh mẽ phong trào trồng cây vụ đông, giải quyết tốt các đơn thư, khiếu nại tố cáo ở cơ sở,...

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đánh giá cao sự nỗ lực của các ngành, địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nhiều lĩnh vực tăng trưởng ấn tượng như: xây dựng, công nghiệp.

Cùng với việc nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra; thu ngân sách còn thấp, chưa đạt tiến độ; giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án; còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai; tình hình an ninh trật tự còn tiềm ẩn phức tạp; ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, nhân viên chưa cao, còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh...

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu thời gian tới các ngành, địa phương, đơn vị khẩn trương rà soát lại kết quả đạt được trong 9 tháng năm 2023, trên cơ sở đó đề ra giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện đạt được kết quả cao nhất; tổ chức thực hiện đúng, nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đặc biệt là các nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua; tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung cao thực hiện kế hoạch sản xuất cây vụ đông, tổ chức phát động phong trào sản xuất cây vụ đông trong phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục quan tâm, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn một cách thực chất cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnhẩy mạnh hoạt động xây dựng, trong đó chú trọng giải ngân vốn đầu tư công.

Tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án phát triển đô thị; chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trong công tác thu ngân sách nhà nước; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ của các công trình, dự án trọng điểm trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý cho các dự án; sớm hoàn thành việc xác định khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch tỉnh và điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu kinh tế tỉnh Thái Bình.

Cùng với phát triển kinh tế, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; chấm dứt tình trạng lạm thu trong các trường học; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức, thái độ, trách nhiệm thực hiện công vụ trên cơ sở đó tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm; tập trung thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời vụ việc phức tạp có nguy cơ trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn.

Trung Du
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND tỉnh Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xem thêm