Thứ tư 25/12/2024 20:38

Thái Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải

Xác định việc ứng dụng công nghệ là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tỉnh Thái Bình đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của Sở Giao thông vận tải Thái Bình ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, từ năm 2019, khi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Sở Giao thông Vận tải được chuyển đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thái Bình, việc tiếp nhận và trả hồ sơ thủ tục hành chính theo hướng tập trung của Sở Giao thông vận tải đã tăng sự công khai, minh bạch. Đến nay, trên 98% văn bản, hồ sơ của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thái Bình được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng.

Ông Bùi Huy Quang, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thái Bình cho biết: Sở Giao thông vận tải hiện đang kiểm soát 121 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền; trong đó, 63 thủ tục hành chính đang được triển khai theo dịch vụ công mức độ 4, đạt 52%.

Từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thái Bình, Sở đã tiếp nhận, giải quyết 21.442 hồ sơ thủ tục hành chính. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến 11.951 hồ sơ thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến toàn trình 7.721 hồ sơ thủ tục hành chính; trả kết quả qua Bưu điện tỉnh 3.779 hồ sơ thủ tục hành chính. 100% hồ sơ được thực hiện chính xác, kịp thời, đúng thời hạn.

Sở cũng đã giảm thời gian giải quyết từ 7 ngày xuống còn 4 ngày, giảm lệ phí từ 135.000 đồng xuống còn 115.000 đồng nhằm khuyến khích người dân nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình. Qua đó giúp tổ chức, cá nhân giảm chi phí, thời gian đi lại.

Áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải đã giúp giảm đáng kể chi phí, thời gian đi lại cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: Báo Thái Bình

Đối với công tác đào tạo, sát hạch lái xe, Trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải Thái Bình đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác đào tạo và sát hạch như sát hạch lý thuyết, điều hành thiết bị sát hạch thực hành lái xe, sân sát hạch, xe sát hạch và các thiết bị chấm điểm tự động...

Ông Phan Hải Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, chuyển đổi số vào quá trình giảng dạy và sát hạch được xem là một bước tiến của Trường. Tất cả quy trình thi đều hiện đại, có hệ thống camera giám sát toàn bộ, cán bộ coi thi không can thiệp vào, bảo đảm tính chính xác, công bằng, minh bạch trong quá trình thi, qua đó góp phần nâng chất lượng đào tạo, chất lượng sát hạch giấy phép lái xe.

Bên cạnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải Thái Bình còn khai thác hiệu quả các ứng dụng trong quản lý kinh doanh vận tải. Theo thống kê, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 1.073 đơn vị kinh doanh vận tải với 5.855 phương tiện ô tô kinh doanh vận tải, trong đó có 2.058 phương tiện vận tải khách, 3.797 phương tiện vận tải hàng hóa.

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông Vận tải đã đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả “Hệ thống dịch vụ công trực tuyến vận tải đường bộ”. Thông qua hệ thống này, dữ liệu thông tin về các đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm số lượng các phương tiện, giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu phương tiện kinh doanh vận tải... được số hóa, thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có 4.973 phương tiện giao thông được lắp thiết bị giám sát hành trình.

Thông qua kiểm tra, khai thác và trích xuất dữ liệu trên “Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình”, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông Vận tải đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nhiều trường hợp vi phạm về tốc độ và không truyền dữ liệu khi xe tham gia giao thông...

Nhiều trường hợp vi phạm về tốc độ, không tuân thủ tốc độ khi lưu thông... đã được phát hiện nhờ hệ thống camera giám sát. Ảnh: Công an tỉnh Thái Bình

Ngoài cài đặt thiết bị thông minh giám sát hành trình, dưới sự hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn của Sở Giao thông vận tải, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều phần mềm quản lý ở mức cao hơn, đa dạng hơn để ký hợp đồng, bán vé, thanh toán, thu phí điện tử..., qua đó cắt giảm chi phí và tăng cường hiệu lực quản lý.

Chuyển đổi số hiệu quả sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn. Với sự nỗ lực và lộ trình triển khai cụ thể, ngành Giao thông vận tải tỉnh Thái Bình quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Quỳnh An
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Sóc Trăng: Nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngành Công Thương năm 2024

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả mô hình truyền thanh số

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ