Thứ hai 25/11/2024 20:04

Thách thức với các thương hiệu khi Google vẫn loay hoay xử lý thông tin xấu độc

Năm 2017 là năm có bước chuyển biến đối với nhận thức của người dân và cơ quan quản lý đối với những thông tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, hiện việc loại bỏ hoàn toàn những thông tin xấu độc, gây ảnh hưởng tới các thương hiệu vẫn là thách thức đối với các doanh nghiệp – nhãn hàng, đại lý quảng cáo và các kênh quảng cáo.
Ông Lê Quang Tự Do chia sẻ tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm “An toàn thương hiệu trong thời đại kinh tế số” do CLB Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức sáng 30/1/2018, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đầu năm 2017, Cục đã có hoạt động thu hút sự chú ý của các bên, cảnh báo với các doanh nghiệp, các nhãn hàng, các đại lý quảng cáo về quảng cáo của họ được gắn với video clip có nội dung xấu độc, chống phá nhà nước, chống phá chế độ, khiêu dâm, ấu dâm, những nội dung quảng cáo thông tin xuyên tạc, sai sự thật, mặt hàng giả (gọi chung là thông tin xấu độc).

Hầu hết các nhãn hàng lớn của Việt Nam và thế giới đều bị gắn với thông tin xấu độc, khi Cục phát hiện và nêu ra thì cả ba bên tham gia vào việc này đều không quan tâm hoặc đổ lỗi cho nhau. Các doanh nghiệp - nhãn hàng đổ lỗi cho đại lý quảng cáo, các đại lý đổ lỗi cho các kênh quảng cáo như Google… Google lại đổ thừa cho nhãn hàng và đại lý quảng cáo là “chúng tôi đã cung cấp bộ lọc, lọc những thông tin không muốn quảng cáo mà các bên không sử dụng”…

Ngày 8/3/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông đã có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Google về vấn đề này. Hãng tin Reuter đã đăng trên bản tin tiếng Anh việc Việt Nam cảnh báo các nhãn hàng gắn với các clip xấu độc. Khi bài báo được đăng lên, tờ Times đã làm lại tất cả những điều mà Cục làm, rà soát lại toàn bộ các quảng cáo ở nước họ xem có bị “dính” thông tin xấu độc không và Times phát hiện ra đây là tình trạng toàn cầu. Các clip của Chính phủ Anh liên quan đến chiến dịch bảo vệ người nhập cư, đều bị gắn các clip của tổ chức IS, lúc đó vấn đề trở thành vấn đề toàn cầu, không phải của Việt Nam. Các nước châu Âu, châu Mỹ đã phát hiện ra vấn đề của họ, các nhãn hàng lớn nhất của Mỹ đã dừng quảng cáo trên YouTube, gây ra một cuộc khủng hoảng cho Google. Tháng 4/2017, Google thông báo vốn hóa thị trường của Google giảm 6%, tương đương 25 tỷ USD. Tổng 2017, YouTube bị giảm doanh thu 750 triệu USD do các nhãn hàng cắt quảng cáo.

Toàn cảnh tọa đàm về an toàn thương hiệu trong thời đại kinh tế số

Tại Việt Nam, khi Cục đưa ra cảnh báo thì tất cả các nhãn hàng lớn đều dừng quảng cáo. Vinamilk, VNA, các ngân hàng, Ford, Yamaha… đều rất bức xúc, vì sâu xa, khi bị gán thông tin xấu độc là các tập đoàn nhà nước đang gián tiếp tuyên truyền cho các tổ chức phản động. Họ đã chấp hành dừng quảng cáo trên YouTube cho đến khi Google có biện pháp ngăn chặn.

Google đã liên tục nghĩ ra cách điều chỉnh, thay đổi thuật toán, Cục đã làm việc với Google rất nhiều, nhưng đến nay Google vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để. Đáng tiếc, có giải pháp khắc phục 1 phần, vì trí tuệ nhân tạo (AI) mà Google đang sử dụng chưa thông minh bằng trí tuệ con người. Khi AI có thuật toán ngăn thông tin xấu độc, thì con người lập tức có cách đối phó và Google đã loay hoay trong vòng 1 năm qua mà chưa có giải pháp.

Các đại lý quảng cáo trong tình trạng bỏ thì thương vương thì tội, vì nhu cầu quảng cáo trực tuyến đang rất lớn, đòi hỏi các bên phải tìm ra giải pháp, tháng 7/2017, Cục tổ chức đoàn đi kiểm tra các đại lý quảng cáo, mong muốn của 7 công ty quảng cáo lớn nhất là mong nhà nước có giải pháp để hỗ trợ cho quảng cáo lại trên mạng xã hội nếu không ngành quảng cáo khó khăn, nhãn hàng khó khăn trong bối cảnh báo giấy sụt giảm, quảng cáo truyền hình quá đặt đỏ.

“Cục đã có giải pháp nhưng chưa được Google ủng hộ, giải pháp của Cục là sẽ đưa ra danh sách sạch (white list) và danh sách xấu độc (black list) và sẽ triển khai sau Tết. Trước đây, hễ chúng tra gỡ bỏ hàng chục ngàn video xấu độc, thì ngay lập tức sẽ xuất hiện hàng ngàn các clip xấu độc khác, vì vậy trong năm qua đã không thể ngăn chặn được” – ông Tự Do cho biết.

Hiện, theo thống kê, cứ 1 phút có 400.000 clip được đăng tải, toàn cầu có 350 triệu kênh YouTube, Việt Nam có 78 triệu kênh YouTube. Theo đặc thù của mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể lập tài khoản và đăng bất cứ thứ gì lên. Với đặc điểm này, công tác “tiền kiểm” không hi vọng và công tác “hậu kiểm” luôn trong tình trạng quá tải.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024