Chủ nhật 22/12/2024 17:03

Tết Trung thu là gì? Các sự tích và ý nghĩa về ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu hay còn gọi là Rằm tháng 8 là sự kiện quen thuộc diễn ra hàng năm, nhưng nhiều người không biết hết về sự tích, ý nghĩa của ngày này.

Tết Trung thu là gì ?

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây là ngày Tết của trẻ em và còn được gọi là Tết hoa đăng, Tết trông trăng, Tết Đoàn viên.

Trên thực tế, từ Tết Trung thu lần đầu tiên được đặt ra để chỉ ngày thu phân trong 24 tiết khí trời. Thu phân là thời điểm ngày và đêm chia đều vào mùa thu, tức là cuối tháng 8 và tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Theo thời gian, ngày này dần phát triển thành một lễ hội cố định, tức là sau vụ thu hoạch hàng năm, có ý nghĩa ăn mừng mùa màng chín, thu hoạch dồi dào.

Trẻ em thường trông đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân, mặt nạ và ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Tết Trung thu sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Năm nay, theo lịch dương, Tết Trung thu sẽ diễn ra vào thứ 3, ngày 17/9/2024.

Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Ảnh: dulich.laodong.vn

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu lúc đầu là Tết của người lớn để thưởng thức phong cảnh, ăn bánh và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết thu. Ngày này, trời cao trăng sáng, rất thích hợp để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Dần dần, Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình.

Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Đây là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ, và cũng để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác. Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình thân hữu lại càng khăng khít thêm.

Phong tục tốt đẹp này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Không những thế, với mỗi thời thế khác nhau thì ngày Tết Trung thu cũng có ý nghĩa phù hợp với từng giai đoạn.

Mâm cúng Rằm tháng 8 - Tết Trung thu

Cúng rằm Trung thu như là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam, không chỉ thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm của người con, người cháu đối với gia tiên, mà còn là dịp để chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh cầu xin tài lộc, cầu bình an, cầu sức khỏe.

Tùy theo phong tục của từng địa phương hoặc lối sống của từng nhà, mâm cúng rằm tháng 8 có sự thay đổi nhỏ. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu sẽ bao gồm: Hương, hoa tươi, đèn, nến, xôi, trái cây các loại, bánh Trung thu (bánh dẻo, bánh nướng), gà luộc, gạo và muối. Ngoài ra, mâm cúng Rằm Trung thu còn có nhiều hoa quả theo mùa như bưởi, hồng, đào, cam.

Mâm cỗ Tết Trung thu hiện khá đa dạng nhiều loại bánh, hoa quả. (Ảnh: giaoducthoidai.vn)

Sự tích chú Cuội cung trăng

Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.

Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội - anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon.

Sau đó, Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu", nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho Rằm tháng tám là "Tết Trung thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Sự tích Hằng Nga

Một điển tích khác về Tết Trung thu gắn liền với vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Cả 2 từng là những vị thần bất tử sống trên mặt trăng nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét, Hậu Nghệ đã bị vu oan và sau đó bị đày làm thường dân.

Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.

Để trả ơn, nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử và dặn rằng sau thời hạn một năm mới được uống. Hậu Nghệ mang thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp.

Nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà, Hằng Nga đã mở chiếc hộp và nuốt chửng viên thuốc. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về nhưng không kịp ngăn lại, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga vẫn không thể nào xuống trần gian được.

Dưới trần gian, Hậu Nghệ cũng nhớ thương vợ khôn nguôi nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là "Dương", Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là "Âm".

Cứ mỗi năm một lần, vào Rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc.

Hy vọng những thông tin về Tết Trung thu sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của ngày Tết này và chuẩn bị có được lễ cúng Rằm chu đáo, thành kính, cầu mong bình an, ấm áp đến với gia đình.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Tết trung thu

Tin cùng chuyên mục

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2