Thứ sáu 09/05/2025 22:26

Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào, người Việt thường làm gì trong Tết Thanh minh?

Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên.

Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, đem theo không khí của sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên. Năm 2024, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 đến hết ngày 19/4 Dương lịch.

Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.

Tết Thanh minh thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. (Nguồn: Internet)

Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết Thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông Chí 105 ngày.

Tiết Thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh. Tiết Thanh minh năm 2024 bắt đầu từ ngày 4/4/2024 Dương lịch đến hết ngày 19/4/2024 Dương lịch. Như vậy, Tết Thanh minh rơi vào ngày 4/4/2024 Dương lịch, nhằm ngày 26/2/2024 Âm lịch.

Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, ngày Tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, đốt vàng mã.

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm xa thì vào ngày này cũng về tụ họp để tảo mộ, quây quần, làm mâm cúng tổ tiên tươm tất để thể hiện lòng thành kính với ông bà.

Ngoài ra, ngày lễ này còn dạy con cháu biết kính trọng, yêu thương, thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ khi còn sống, làm trọn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp mà tổ tiên đã dạy dỗ.

Do vậy, Tết Thanh minh là một phong tục truyền thống có tính nhân văn, nhắc nhở chúng ta sống hướng về cội nguồn, niệm tâm tri ân, tỏ lòng thành kính của mình đối với những người đi trước.

Ngày Tết Thanh minh cũng là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức những bữa cơm đoàn viên.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Tết Thanh minh

Tin cùng chuyên mục

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ