Tết Độc lập và triển vọng bứt phá kinh tế Việt Nam

77 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và 36 năm sau đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi bứt phá.
Ba tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ "làn sóng tăng lãi suất" của các quốc gia? Ngân hàng Thế giới: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt 7,5%

Những đổi thay đáng kinh ngạc

Sinh ra tại một làng quê ở huyện ngoại thành Hà Nội (Mê Linh), cũng giống như nhiều vùng quê khác trên đất nước Việt Nam, Tết Độc lập là một ngày vô cùng có ý nghĩa mà tất cả những người dân quê tôi rất coi trọng. Ngày 2/9, đám trẻ con sẽ được bố mẹ chuẩn bị cho một bộ quần áo mới từ trước đó để mặc vào đúng ngày 2/9 và cũng là bộ quần áo chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9.

Tết Độc lập và triển vọng bứt phá kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá cao

Quê tôi những năm 90 của thập kỷ trước còn rất nghèo, những con đường đất đỏ và trơn trượt mỗi khi mùa mưa về, người dân quê tôi đa số làm nông nghiệp (chiếm hơn 90% dân số), đời sống người dân lúc nào cũng thiếu thốn, nhất là vào “mùa giáp hạt”.

Nhưng ngày nay, nhờ sự quan tâm và những quyết sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng, Chính phủ, nền kinh tế đã dần được khởi sắc, bộ mặt nông thôn đã “thay da đổi thịt”. Những con đường đất đỏ năm nào chứng khiến bao nhiêu lớp học sinh trượt ngã vào mùa mưa lũ nay đã được thay đổi bằng những con đường trải bê tông, trải nhựa láng mượt.

Cũng giống như bao nhiêu làng quê khác trên đất nước Việt Nam, sau độc lập và sau hơn 35 năm đổi mới kinh tế (1986-2022), bộ mặt nông thôn Việt Nam đã dần khởi sắc. Những ngôi nhà 2-3 tầng mọc lên san sát thay cho những ngôi nhà cấp 4 trước đây, đời sống người dân cũng dần thay đổi, chẳng ai còn nói đến chuyện việc thiếu ăn như cách đây hơn 30 năm, mà thay vào đó là ăn như thế nào cho khỏe, cho đủ dinh dưỡng mà vẫn giữ được vóc dáng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với chủ trương thu hút đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp từ 90% vào những năm 90 của thế kỷ trước đến nay chỉ còn khoảng 60%.

Không phục thuộc chủ yếu vào nông nghiệp nên không chỉ đời sống vật chất mà đời sống văn hoá và tinh thần của người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn cũng thay đổi theo hướng tích cực.

Ngỡ ngàng trước những thay đổi của Việt Nam, Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào năm 2018 đã khẳng định: Chưa đầy 20 năm về trước, khi đó từ sân bay Nội Bài dẫn vào trung tâm Thủ đô là một con đường rất nhỏ. Hai bên đường, người dân chủ yếu đi bằng xe đạp, có rất ít xe máy và không có xe hơi hoạt động. Hồi đó cũng không có khách sạn, nhà hàng như bây giờ.

Tuy nhiên, lần quay trở lại Việt Nam vào năm 2018, ông đã phải thừa nhận sự kinh ngạc khi chứng kiến rõ ràng sự thay đổi của Việt Nam: Con đường “rất nhỏ” từ sân bay Nội Bài dẫn vào trung tâm Thủ đô trước đây đã thay bằng con đường lớn với rất nhiều làn xe, dọc hai bên đường là những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, phương tiện đi lại của người dân Việt Nam bây giờ không phải là xe đạp như trước đây mà thay vào đó là xe máy và xe hơi. Những khách sạn, nhà hàng mọc lên rất nhiều…

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ tiếp tục bày tỏ, trước đây, khi nghĩ đến Việt Nam, tôi thường hình dung đến một quốc gia nghèo đói, kém phát triển, còn bây giờ, nhắc đến Việt Nam, tôi lại hình dung đến một quốc gia đang trên đà phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu mạnh mẽ. Số lượng du học sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ học tập cũng ngày một gia tăng.

“Tôi nhận thấy rõ ràng, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam đang thay đổi từng ngày theo hướng rất tốt, kinh tế Việt Nam cũng đang dịch chuyển tích cực, hướng về phía trước trên con đường tuyệt vời”- cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ- Jonh Kerry xúc động khẳng định.

Tết Độc lập và triển vọng bứt phá kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu mạnh mẽ

Triển vọng bứt phá trong năm 2022

Trong 2 năm 2020 và 2021, cả thế giới chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, một đại dịch chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Nhiều quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng âm, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương liên tiếp trong 2 năm gian khó.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 đạt 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Năm 2021, với sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 Delta, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,58%.

Đánh giá về những kết quả tăng trưởng trong 2 năm chịu sự “tàn phá” của dịch Covid-19, Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công nhờ những cải cách kinh tế mạnh mẽ từ năm 1986 kết hợp với xu hướng toàn cầu thuận lợi, điều đó đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có nền thu nhập trung bình.

Năm 2022, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đã dần được kiểm soát, song nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với những diễn biến khó lường do căng thẳng giữa Nga – Ukraine khiến giá năng lượng tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả nhiều loại hàng hoá là đầu vào cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Giá năng lượng leo thang cũng khiến nhiều quốc gia trên thế giới đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Trước diễn biến trên, nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đã đặt ra lo ngại về một đợt suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Nhiều tổ chức đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,2% vào tháng 7/2022 so với mức dự báo 3,6% vào tháng 4/2022. Cùng với đó, Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 4,1% từ tháng 1/2022 xuống còn 2,9% vào tháng 6/2022 do lo ngại về những bất ổn từ Ukraine.

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,42%, trong đó quý I/2022 đạt 5,03% và quý II đạt 7,72%. Đặc biệt, mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu liên tục bị hạ dự báo so với hồi đầu năm, nhưng các tổ chức quốc tế lại nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022.

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vào tháng 8/2022, bà Carolyn Turn – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới cho biết, kinh tế thế giới đang đối diện với rất nhiều thách thức liên quan đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine, gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hoá, tuy nhiên kinh tế Việt Nam trong năm 2022 vẫn được dự báo tăng trưởng khoảng 7,5% và đạt mức 6,7% vào năm 2023 nhờ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước và nền tảng tăng trưởng thấp của năm 2021.

Tổ chức IMF cũng đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023. Triển vọng tăng trưởng được IMF đưa ra nhờ vào doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp, và sự phục hồi, gia nhập kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Như vậy, có thể khẳng định, việc Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam liên tục đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho khu vực doanh nghiệp hoạt động, chính là những yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam được củng cố vững chắc trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất thường. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới đánh giá cao khả năng hồi phục của kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2024

Chiều 29/3, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2024.
Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Thủ tướng: Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải với tinh thần “bàn làm, không bàn lùi”

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy nhanh việc triển khai các dự án trọng điểm ngành GTVT.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Việt Nam vào thời điểm phù hợp

Bộ Ngoại giao cho biết, Tổng thống Nga Putin sẽ sớm thăm chính thức Việt Nam. Hiện hai bên đang thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu rà soát các trường liên kết đào tạo với nước ngoài

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

GDP quý I/2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự: Đề cao việc lựa chọn cán bộ dám nghĩ, dám làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ và đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn giới thiệu, lựa chọn, bầu cử cán bộ phải lựa chọn người dám nghĩ, dám làm.
Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia Nhật Bản muốn đầu tư

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đầu tư Nhật-Việt trên nhiều lĩnh vực.
Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, truyền tải điện...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Qiao Xubin, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng năng lượng Trung Quốc (Energy China).
Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Từ 3-4/4/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ thăm chính thức Trung Quốc nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, duy trì đà phát triển tích cực hai nước.
Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Chuyên gia thống nhất đề xuất bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Các ý kiến bày tỏ đồng tình đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng.
Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đại biểu Quốc đề xuất thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Việc thắt chặt điều kiện tham gia đấu giá tài sản, chứng minh năng lực tài chính là hết sức cần thiết để công tác đấu giá được thực hiện một cách hiệu quả.
Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Quyền Chủ tịch nước dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Ngày 28/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng tại Hải Dương.
Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hội nghị viên chức, người lao động Báo Công Thương năm 2024: Đồng thuận, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sáng ngày 28/3, Báo Công Thương đã tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2024.
Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Việt Nam hoan nghênh Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết về ngừng bắn tại Dải Gaza

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới

Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai bên nhất trí khai thác tối đa các cơ chế hợp tác đã có; thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư hai nước lên tầm cao mới.
Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Thái Lan đã tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2013 lên gần 19 tỷ USD năm 2023.
Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Đề xuất lấy ý kiến về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ngày 27/3, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang: Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Phó thủ tướng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn

Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số

Doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn tìm kiếm các đối tác Việt Nam hợp tác về lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, quản trị đô thị thông minh, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường và thực hiện nghiêm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động