Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ "làn sóng tăng lãi suất" của các quốc gia?

Nhiều quốc gia trên thế giới điều chỉnh lãi suất, điều này sẽ ít nhiều tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ nay đến cuối năm.
Chuyên gia "hiến kế" ổn định tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5% trong năm 2022 Ba tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam

Nhiều quốc gia tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát

Lạm phát của Mỹ và Cộng đồng chung châu Âu tăng cao và lập kỷ lục trong 40 năm qua. Tại Mỹ, tháng 6/2022 lạm phát tăng đến 9,1%, còn tại EU, lạm phát lập kỷ lục mới 8,9% vào tháng 7/2022, đồng thời là tháng thứ 9 lạm phát của khu vực này tăng.

Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Để kiềm chế lạm phát, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm – nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đã nâng lãi suất với mức khá cao.

Cụ thể, ngày 27/7 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD với mức 0,75%, đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng FED đã nâng lãi suất với mức cao, đưa lãi suất hiện tại của nền kinh tế lên mức 2,25% - 2,5% - mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.

“Ngoài ra, FED có thể tăng thêm một đợt lãi suất 0,75% vào cuối năm 2022” - ông Nguyễn Bích Lâm dự báo và cho biết, lãi suất tham chiếu của FED có thể tăng lên mức 3,1%- 3,6% vào cuối năm nay và 3,6%-4,1% vào cuối năm 2023.

Cùng với FED, ngày 21/7 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu tăng lãi suất cơ bản đồng EUR với mức tăng 0,5%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm sau 11 năm; Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 13 năm qua; ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều đã có từ 1 - 3 lần tăng lãi suất từ đầu năm đến nay.

Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ
Nhiều quốc gia trên thế giới tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát đang gia tăng

Cùng với việc tăng lãi suất, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, FED còn thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên 5 phương diện, bao gồm: Thứ nhất, mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới suy giảm.

Thứ hai, đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD, vì vậy kích thích xuất khẩu nhưng nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt nhập khẩu xăng dầu.

Thứ ba, lãi suất USD tăng, các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, rút vốn từ các thị trường mới nổi, quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác để phòng tránh rủi ro và hưởng lãi suất cao. Điều này tác động đến dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Thứ tư, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước thuộc thị trường mới nổi vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn hơn tại Mỹ. Điều này gây khó khăn đối với chính phủ các nước thuộc thị trường mới nổi khi đang phải đương đầu với giá năng lượng và lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và xung đột tại Ukraine.

Thứ năm, Mỹ tăng lãi suất khiến giá trị đồng USD, tỷ giá giữa đồng nội tệ và USD tăng, gây thêm gánh nặng cho các quốc gia khi phải trả nợ nước ngoài tăng lên, khiến cho dự trữ ngoại tệ cạn kiệt. Bên cạnh đó khi FED tăng lãi suất sẽ thúc đẩy ngân hàng trung ương các nước phải tăng lãi suất để ổn định cán cân vãng lai, dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế Việt Nam chịu tác động như thế nào từ
Kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát

Kinh tế Việt Nam sẽ tác động ra sao?

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, mặc dù kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Bởi đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản.

Ở các nước khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Thêm nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn, nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều. Thực tế trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá nước ta đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

“Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát” – ông Nguyễn Bích Lâm cho biết thêm.

Đặc biệt, theo phân tích của ông Nguyễn Bích Lâm, việc Mỹ tăng lãi suất khiến nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp sẽ tăng lên. Theo Bộ Tài chính, hiện nay khối lượng vay vốn trong nước của Chính phủ chiếm 90% và vay vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị hàng năm; các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và chiếm vai trò chủ đạo, nợ nước ngoài giảm dần. Vì vậy, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ bị tác động không nhiều trước việc đồng USD tăng giá.

Tuy vậy, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tăng cao, khi FED tăng lãi suất, khu vực doanh nghiệp sẽ tăng gánh nặng trả nợ vay nước ngoài.

Theo đó, để kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, tạo nền tảng quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế, ông Nguyễn Bích Lâm đề xuất, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát…

Trong đó, Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, giảm thiểu tác động của nhập khẩu lạm phát đối với nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn, cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên, vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm: Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tăng lãi suất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Việt Nam - Bỉ nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như năng lượng tái tạo, đặc biệt là tuabin điện gió và hydrogen xanh.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là

Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là 'con đường duy nhất' đưa đất nước phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và chuyển đổi số như con đường duy nhất để phát triển đất nước, nâng cao năng suất lao động.

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Tháng 4 sẽ báo cáo Trung ương Đảng phương án đưa các tổ chức chính trị - xã hội về Mặt trận Tổ quốc

Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập và quán triệt các nghị quyết quan trọng của Đảng.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu

Tổng Bí thư: Việt Nam nhất quán coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu

Kỷ niệm 30 năm quan hệ hữu nghị, Việt Nam - Hoa Kỳ đang thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại bền vững, mang lại lợi ích chung, hướng tới tăng trưởng ổn định.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ Trung ương

Tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh chuyển đổi số trong Đảng bộ Trung ương

Sáng ngày 31/3, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2, quý I/2025.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, các thủ tục để xử lý cho những dự án vướng mắc phải cố gắng hoàn thành trước ngày 30/5.
Thủ tướng giao dựng

Thủ tướng giao dựng 'sếu đầu đàn' cho công nghiệp đường sắt

Thủ tướng giao nhiệm vụ xây dựng "sếu đầu đàn" cho công nghiệp đường sắt, nhằm phát triển ngành, làm chủ công nghệ, sản xuất toa xe, đầu máy...
Mobile VerionPhiên bản di động