Thứ ba 05/11/2024 17:23

Tập trung tấn công trấn áp tội phạm ma túy

Tuyến biên giới Việt-Trung dài 1.463 km đi qua địa bàn 7 tỉnh của Việt Nam, tiếp giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đây được coi là tuyến biên giới trọng điểm về hoạt động của tội phạm ma túy, nhất là ma túy được vận chuyển từ khu vực “Tam giác vàng” vào Việt nam sang Trung Quốc, cùng với đó là các loại ma túy tổng hợp, tiền chất, tân dược vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Một lượng lớn ma túy đã bị các cơ quan chức năng bắt giữ khi vận chuyển qua biên giới Việt - Trung

 - Phối hợp để đạt hiệu quả cao nhất

Đứng trước tình hình phức tạp trên, nhiều năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm, coi trọng việc hợp tác với Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy (TPMT). Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2012 đến hết năm 2013, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy các đơn vị, địa phương trên tuyến biên giới Việt Trung đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 4.202 vụ, 5.623 đối tượng, thu giữ 229,8kg hê-rô-in, 81,5kg thuốc phiện, 11,4kg + 211.312 viên ma túy tổng hợp, 7kg cần sa khô và nhiều tài sản, phương tiện liên quan khác. Điển hình như: Vụ bắt giữ 13,86kg hê-rô-in tại Móng Cái (Quảng Ninh) ngày 31/12/2012; ngày 12/8/2012 Công an Trung Quốc kiểm tra xe chở quả thanh long của Công ty vận tải số 9, Thành phố Hồ Chí Minh xuất sang Trung Quốc, thu giữ 162 bánh hê-rô-in; vụ bắt giữ 32 bánh hê-rô-in tại Điện Biên ngày 22/3/2013…

Mới đây, tại Lạng Sơn, để cụ thể hóa các nội dung trong Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc đã được hai bên thống nhất tại hội nghị song phương trước đó, Hội nghị triển khai cao điểm tấn công trấn áp TPMT trên tuyến biên giới Việt – Trung giữa các lực lượng chức năng của Việt Nam và các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc đã được tổ chức.

Tại hội nghị, Đoàn đại biểu Bộ Công an hai nước đã tiến hành Hội đàm thống nhất các phương án nhằm đảm bảo quá trình phối hợp thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt - Trung đạt hiệu quả cao nhất.

Về phía Việt Nam, ngoài việc nghiêm túc triển khai Kế hoạch hành động song phương đã ký kết với Trung Quốc, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới Việt – Trung, Bộ Công an đã chủ động phối hợp với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển để ban hành Kế hoạch số 35/KH-BCA-C41 về phối hợp các lực lượng, đơn vị thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Trung thời gian thực hiện từ 15/3 đến 30/6/2014.

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cán bộ, chiến sỹ của các lực lượng. Trong đó, nâng tỷ lệ phát hiện phát hiện, bắt giữ tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tăng từ 10 đến 15%; xử lý hình sự đạt trên 80%; số chuyên án xác lập, đấu tranh tăng từ 10 đến 15%...

Lực lượng cảnh sát giữ vai trò chủ công, nòng cốt

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn luôn quan tâm sâu sắc và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chương trình, kế hoạch nhằm ngăn chặn hiểm họa ma túy với mục tiêu chung là xóa bỏ tệ nạn ma túy và hoạt động TPMT ra khỏi đời sống xã hội. Theo đó, lực lượng công an hai nước cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Chính quyền hai nước trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống TPMT; giúp đỡ nhau để phục vụ hoạt động tương trợ tư pháp giữa hai quốc gia được tốt nhất; duy trì đường dây nóng, thường xuyên trao đổi thông tin, để chủ động, kịp thời tổ chức các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.

Các đơn vị, địa phương cần căn cứ trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ Công an, để triển khai, cụ thể hóa nội dung các công tác trọng tâm phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình; chủ động nắm và dự báo tốt tình hình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi cao điểm. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy các đơn vị và công an các địa phương trên tuyến biên giới Việt - Trung cần làm tốt vai trò chủ công, nòng cốt, chủ động phối hợp với các lực lượng chuyên trách của bộ đội biên phòng, hải quan, cảnh sát biển trong phòng ngừa, đấu tranh với TPMT.

“Sau khi kết thúc đợt cao điểm, các đơn vị, địa phương cần  tổ chức tổng kết, kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc các mặt, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai có hiệu quả hơn cho các đợt thực hiện cao điểm tiếp theo. Mặt khác, cần nghiên cứu để tiếp tục nhân rộng phương án, kế hoạch phối hợp tổ chức cao điểm trên các tuyến biên giới Việt – Lào và Việt Nam – Campuchia” – Thứ trưởng Lê Quý Vương nhấn mạnh.

HM

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng