Tập trung các giải pháp phát triển năng lượng sinh khối Việt Nam

Năng lượng sinh khối là bước phát triển phù hợp nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cũng góp phần vào cải thiện đời sống dân sinh, phát triển nông nghiệp nông thôn, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Đó là nội dung được nhiều đại biểu đồng tình tại hội thảo quốc tế: “Phát triển năng lượng sinh khối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” diễn ra ngày 17/11, tại Hà Nội.
Tập trung các giải pháp phát triển năng lượng sinh khối Việt Nam
Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Khai thác năng lượng sinh khối chưa xứng với tiềm năng

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, tiềm năng năng lượng sinh khối ở Việt Nam vô cùng phong phú và trữ lượng lớn. Cụ thể: phế thải sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 45%), gỗ củ (khoảng 30%), chất thải chăn nuôi (khoảng 16 -18%), rác thải và các chất thải hữu cơ khác (5-7%).

“Theo tính toán, chất thải nông nghiệp tính riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã là hàng chục triệu tấn mỗi năm, chưa kể hàng trăm ha rừng cho hàng trăm mét khối củi, gỗ hàng năm, lượng sinh khối khổng lồ ấy chưa được tận dụng làm năng lượng tái tạo xanh - sạch” - ông Ngãi nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP phát triển năng lượng Sơn Vũ chia sẻ: Việt Nam bắt đầu đốt rác phát điện từ hơn 20 năm và cũng nghiên cứu suốt từ đó đến giờ. Tiềm năng có nhiều, thế mạnh lắm, nhưng sau 2 thập kỉ vẫn chỉ là nghiên cứu, chúng ta tới giờ chưa có nhà máy đốt rác phát điện đi vào hoạt động thực sự. Trong khi đó, nguồn năng lượng sinh khối, năng lượng tái tạo đang là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam khi mà mức tiêu thụ năng lượng năm 2013 khoảng 57 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) và dự báo mức tiêu thụ năng lượng tiếp tục tăng cao, khoảng 7% mỗi năm từ 2010 đến 2020 và xấp xỉ 5% trong giai đoạn 2020-2030”.

Thừa nhận thực tế khai thác năng lượng sinh khối chưa xứng với tiềm năng, ông Nguyễn Ninh Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và năng lượng tái tạo - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) chỉ ra: “Chúng ta mới chỉ quan tâm nhất là sử dụng năng lượng sinh khối cho phát điện, còn những ưu điểm và công dụng khác như chế tạo xăng sinh học, tận dụng phế thải làm biomass… vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng”.

Với thực trạng trên, phát triển năng lượng sinh khối là bước bước đi phù hợp nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Nguồn năng lượng này thích hợp đặc biệt với các nhà máy điện chạy than hoặc dầu, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, xử lý rác thải…

Giải pháp cụ thể

Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã giới thiệu về các công nghệ ứng dụng tiêu biểu phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bếp khí hóa tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiệt đun nấu, khi lắp thêm bộ phát điện thì ở quy mô hộ gia đình có thể thắp sáng. Ở quy mô công nghiệp, bếp khí hóa thích hợp sấy nông sản trên quy mô lớn và tạo điện thắp sáng. Công nghệ đốt chất thải rắn phát điện của Tập đoàn Wabio đã được ứng dụng ở Đồng Hới cũng được giới thiệu…

Bà Bùi Hằng Phương - Chuyên gia kinh tế phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Năng lượng Việt Nam - giới thiệu cuốn sách "Cẩm nang năng lượng xanh Việt Nam: Biomass - Develop & green" với mục tiêu giúp các nhà đầu tư có cách hiểu biết cơ bản về loại hình năng lượng mới này, đồng thời biết được các nguồn hỗ trợ cần thiết khi thực hiện dự án Năng lượng Sinh khối, đặc biệt các dự án lớn. Cuốn sách là công trình chung của gần 30 tập thể là các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ phát triển, các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, đặc biệt năng lượng sinh khối.

Trên cơ sở đó, bà Phương cũng giới thiệu 6 mô hình kinh tế sử dụng năng lượng sinh khối, trong đó thể hiện rõ các ưu thế của năng lượng sinh khối như sự linh hoạt, thích hợp với nhiều quy mô từ hộ gia đình đến quy mô khu công nghiệp; như tận dụng tốt tài nguyên thổ nhưỡng và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam; có nhiều hiệu ứng tích cực tới kinh tế, xã hội, môi trường… 6 mô hình được phân tích sơ lược về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

Cùng đưa ra những giải pháp phát triển nguồn năng lượng sinh khối, ông Phạm Trọng Thực – Vụ trưởng Vụ Năng lượng cho rằng: “Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh mỗi ngày thải trên 7.000 tấn rác, nếu phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, vấn đề môi trường sẽ có cơ hội được giải quyết dứt điểm, góp phần vào việc phát triển nguồn năng lượng bền vững”.

Ngoài ra, Việt Nam muốn phát triển năng lượng sinh khối cần phải có những chính sách, quy định cụ thể để giữ gìn môi trường, cần phải có những văn bản quy phạm pháp luật ở mức cao (luật, nghị định) để khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, phải đưa ra những chiến lược, quy hoạch cụ thể, ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn năng lượng này ở cấp quốc gia.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Tính giá điện: Cần bỏ tình trạng mua cao, bán thấp

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá điện chất thải năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Khung giá cho thuỷ điện tích năng năm 2025

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Cơ chế mới về điện lực tạo hành lang pháp lý cho đầu tư tư nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Đề xuất giảm thủ tục trong triển khai điện hạt nhân

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Bản hùng ca của những người thợ điện thành phố Cảng

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

4 tháng 2025, than cấp cho sản xuất điện đạt 15,1 triệu tấn

Điện lực Hải Phòng:  70 năm tỏa sáng và thành công

Điện lực Hải Phòng: 70 năm tỏa sáng và thành công

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh