Thứ hai 18/11/2024 08:25

Tăng cường tính linh hoạt và ổn định của hệ thống điện trong chuyển dịch năng lượng

Nhiệt điện than đang đối mặt với khả năng huy động vốn ngày càng khó khăn trong bối cảnh phong trào ủng hộ năng lượng tái tạo lên cao trên toàn thế giới. Theo đó, trong dài hạn Việt Nam cần phải xây dựng thêm các nguồn điện tái tạo và điện khí linh hoạt hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng.

Nhiệt điện than gặp khó

Tại Tờ trình gửi Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhiệt điện than giảm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống nguồn điện so với hiện nay, cụ thể Nhiệt điện than đến năm 2030 là 40.899 MW, chiếm tỷ lệ 28,4-31,4%.

Đáng chú ý, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ chiếm tỷ lệ 15,4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ lệ 23,5-26,9%.

Ảnh minh họa: Nhà máy điện Manantiales Behr

Theo ông Ngô Đức Lâm- nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, dự báo huy động vốn cho dự án nhiệt điện than thời gian tới rất khó khăn khi nhiều tổ chức tài chính nói không với nhiệt điện than. Trong cộng đồng tài chính, cho nên ít có tổ chức nào cung cấp tài chính cho dự án điện than mới. Các quốc gia đưa ra những quy định chống cung cấp tài chính cho điện than, mà Trung Quốc và Vương quốc Anh là những ví dụ điển hình.

Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng các ngân hàng trong nước cũng sẽ rất ngặt nghèo trong việc cung cấp nguồn vốn cho dự án điện than, bởi các ngân hàng không thể đầu tư một lượng vốn lớn cho một đối tượng hay một ngành. Những nhà làm chính sách thừa nhận, họ đang đối diện "sức ép khủng khiếp" từ quốc tế để giảm điện than nhiều hơn, đẩy mạnh năng lượng tái tạo.

Những dự án điện than chưa thu xếp được tài chính sẽ gặp phải nhiều khó khăn để có thể triển khai. Như vậy, áp lực cấp vốn sẽ đặt lên vai các ngân hàng trong nước.

Hiện có tới 17 Dự án nhiệt điện than quy hoạch tại 11 tỉnh với tổng công suất là 20.700 MW xác định đưa vận hành sau 2025, thế nhưng đang dở chậm tiến độ đã nhiều năm do tiền vốn không thu xếp được, mặt khác chính quyền địa phương cũng không ủng hộ.

Với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Standard Chartered dừng đầu tư các dự án than tại Đông Nam Á, bao gồm dự án Vĩnh Tân 3 và Vũng Áng 2; có 3 ngân hàng lớn nhất của Singapore (DBS, OCBC, UOB) cam kết dừng đầu tư các dự án than tại Đông Nam Á từ năm 2019; Ngân hàng Sumitomo Mitsui và Mizuho của Nhật Bản dừng đầu tư các dự án điện than trong nước vào năm 2019; Nhóm Mitsubishi UFJ (MUFJ) và HSBC rút khỏi dự án Vĩnh Tân 3…

Ngoài các tổ chức tài chính toàn cầu, trong vòng một năm qua, số lượng các tập đoàn đa quốc gia đưa ra các cam kết về mục tiêu carbon trung tính ngày càng tăng do chịu nhiều sức ép để giảm phát thải khí nhà kính trong các chuỗi cung ứng, vận hành, sản xuất và dịch vụ của mình.

Trong giai đoạn 2021-2045 theo dự thảo Quy hoạch điện VIII sẽ tiếp tục phát triển khoảng 30 GW điện than hiện nay có thể sẽ rất rủi ro khi hơn một nửa công suất điện than được quy hoạch chưa và khó có thể thu xếp được tài chính trước những cam kết dừng cấp vốn của các quốc gia và tổ chức tài chính. Việc đó có thể khiến Việt Nam có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu điện, đồng thời đặt Việt Nam ở chiều ngược lại với xu thế chuyển dịch xanh của thế giới và nỗ lực thực hiện mục tiêu khí hậu của Thỏa thuận Paris. Trong khi đó Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng sạch với sự cổ vũ và cam kết hỗ trợ của các đối tác quốc tế, cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hi vọng Chính phủ sẽ có quyết định sáng suốt để nắm bắt cơ hội đó”, bà Nguyễn Thị Hằng- Quản lý Chương trình Chuyển dịch Năng lượng Công bằng, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhận định.

Nâng cao độ linh hoạt cho hệ thống điện Việt Nam

Tại hội nghị COP26 đang diễn ra tại Glasgow, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải carbon về bằng 0 (net zero) vào năm 2050. Do vậy, đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc trong việc đầu tư các dự án điện than mới và Quy hoạch điện VIII nên xem xét phương án thay thế trong trường hợp các dự án điện than mới chưa thu xếp được tài chính bằng việc xây dựng thêm các nguồn điện tái tạo và điện khí linh hoạt.

Đồng ý với quan điểm trên, bà Malin Östman- Giám đốc Phát triển thị trường & Chiến lược cho khu vực châu Á & Trung Đông của tập đoàn Wärtsilä nhìn nhận, các nước với các dự án điện than đã được quy hoạch nên nghiên cứu các phương án khác để có những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng. Chúng ta có thể tìm hiểu một số ví dụ trên toàn cầu về lộ trình hướng tới net zero và nghiên cứu mới đây của chúng tôi đã thể hiện rằng năng lượng tái tạo có khả năng trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện.

Nhà máy điện khí linh hoạt ICE

Những thách thức trên đặt ra yêu cầu phải tăng cường sự linh hoạt trong hệ thống điện, các chuyên gia quốc tế đến từ Tập đoàn Wärtsilä đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu về tác động lên tới 15.8GW nguồn điện than mới trong dự thảo Quy hoạch điện VIII. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra một cơ cấu công suất tối ưu để đưa ra một phương án thay thế cho 15.8GW điện than mà sẽ gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn. Trong tổng công suất 15.8GW, có 5.8GW được quy hoạch trước năm 2030 và 10GW được quy hoạch sau năm 2030. “Mô hình đã đề xuất xây dựng một cơ cấu nguồn điện bao gồm 1.1GW điện mặt trời và 1.3GW điện gió, hỗ trợ bởi 0.7GW điện khí linh hoạt (ICE) trước năm 2030. Lượng công suất này từ các nguồn điện gió, điện mặt trời và điện khí linh hoạt có thể là một giải pháp tối ưu để thay thế cho 5.8GW điện than đã được quy hoạch trước năm 2030”- chuyên gia của tập đoàn Wärtsilä phân tích.

Ngoài lượng công suất năng lượng tái tạo đã được đề xuất trong dự thảo Quy hoạch điện VIII mới đây, nghiên cứu đã đề xuất xây dựng thêm tổng cộng 5.6GW điện gió và 4.9GW điện mặt trời trước năm 2045. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có thể hạn chế thêm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm chi phí điện khi nguồn điện tái tạo không sử dụng nhiên liệu và giá thành ngày càng giảm nhanh, đồng thời để giảm lượng khí thải cho hệ thống điện.

Mô hình cũng đề xuất xây dựng thêm 8.5GW điện khí linh hoạt trước năm 2045 để hỗ trợ cho nguồn điện gió và mặt trời trong tương lai do các đặc tính công nghệ ICE phù hợp cho việc cân bằng hệ thống và hạn chế cắt giảm công suất các nguồn tái tạo trong khi đảm bảo nguồn cung ứng điện được ổn định.

Trên cơ sở đó, các động cơ ICE thế hệ mới có ưu điểm có hiệu suất cao và phát thải thấp hơn so với các động cơ Diesel truyền thống, có thể khởi động nhanh và thay đổi công suất nhanh chóng. Các tổ máy phát được lắp đặt theo mô-đun ghép nối giúp giảm thời gian xây dựng, lắp đặt và giảm diện tích chiếm đất.

Nhà máy điện khí linh hoạt ICE

Đánh giá về giải pháp này, bà Lê Thu Hà, chuyên gia Phòng Phát triển hệ thống điện Viện Năng lượng- Bộ Công Thương - cho rằng trong tương lai cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao độ linh hoạt của hệ thống điện Việt Nam, vừa phải đảm bảo mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho sự tăng trưởng phụ tải, vừa cân đối bù đắp điện năng thiếu hụt do một số nguồn chậm tiến độ và đảm bảo ổn định cho hệ thống điện có tỷ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo.

Việc xây dựng nguồn điện khí linh hoạt trong hệ thống cũng sẽ góp phần giải quyết mối lo thiếu điện vào các giai đoạn mùa khô. Hệ thống điện khi được tăng tính linh hoạt sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để có thể tích hợp một lượng nguồn năng lượng tái tạo lớn hơn.

Theo đó, Viện Năng lượng cũng khuyến nghị bổ sung các nhà máy điện cơ đốt trong (ICE) từ năm 2022 trở đi vào hệ thống điện của Việt Nam. Các nhà máy điện ICE cần được xây dựng ở miền Nam với tổng công suất 650 MW trong giai đoạn 2022-2023. Các nhà máy điện ICE sẽ hỗ trợ nhu cầu phụ tải cao vào năm 2025, đặc biệt khi Việt Nam dự kiến sẽ bị chậm trễ trong việc bàn giao một số dự án điện than và CCGT ở miền Nam.

Các chuyên gia của tập đoàn Wärtsilä cũng chỉ ra, chi phí hệ thống được giảm thông qua việc thay thế các dự điện than đã được phê duyệt nhưng chưa thu xếp tài chính được bằng tổ hợp năng lượng tái tạo và điện khí linh hoạt có thể lên tới 24 tỷ USD vào năm 2045.

Với sự có mặt của ICE trong hệ thống, tổng chi phí hệ thống sẽ giảm khoảng 180 triệu USD/năm vào năm 2030 và mức tiết kiệm tương tự trong những năm tới có thể đạt được bằng cách xây thêm các nhà máy điện ICE. Bên cạnh đó, các nhà máy điện khí ICE được thiết kế dạng module nên thời gian xây dựng rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 12 tháng, tương đương với các nhà máy điện tái tạo, giúp cho việc đảm bảo cung ứng điện nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cần thiết xác định mức đầu tư tối ưu cho các nguồn phát điện mới ở Việt Nam và nghiên cứu xây dựng các cơ chế thị trường cho các nhà máy điện ICE sử dụng LNG trong lưới điện Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2050 khi đây là chìa khóa để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn đồng thời cho phép tích hợp tỉ trọng lớn các nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện.

Hiện nay, Wärtsilä đã lắp đặt hơn 74.000 MW các nhà máy điện ở 180 nước trên thế giới, trong đó riêng khu vực Đông Nam Á là hơn 10.000 MW.
Huyền Anh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10