“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản. Đây có thể được xem như “tấm hộ chiếu” “quyền lực” để thương hiệu vải thiều Bắc Giang lên đường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Chinh phục thị trường khó tính

Đã từ lâu, nói đến Bắc Giang, nhiều người nghĩ ngay đến sản vật tiêu biểu là quả vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã có thương hiệu, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. Đặc biệt, những năm gần đây, quả vải Lục Ngạn đã vươn ra thị trường xa xôi như Thái Lan, Malaysia, Australia; Mỹ, EU, Nhật bản… Những ngày cuối tháng 5, tháng 6 hằng năm, vải thiều vào chính vụ, khách hàng khắp nơi tìm đến thu mua, rồi từ đây trái vải thiều Bắc Giang lên đường tỏa đi mọi ngả.

“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Vải thiều Lục Ngạn được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Sau mấy chục năm gắn bó với đất và người Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn vẫn là sản phẩm chủ lực của tỉnh, có liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng chục nghìn hộ nông dân. Từ loại cây trồng xóa đói giảm nghèo trước kia, vải thiều dần trở thành cây đặc sản, ngày càng khẳng định thương hiệu, mang ngoại tệ về cho người dân Bắc Giang. Trái vải thiều Bắc Giang được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…, khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ cùi dày, khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm nữa.

Đến nay, Hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn có hàng nghìn hội viên, hằng năm đã làm tốt công tác chuyển giao khoa khọc kỹ thuật, động viên người trồng chăm sóc vải thiều đạt chất lượng ngày càng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu biểu trong số các hội viên là thương nhân có ông Đinh Văn Hùng (xã Giáp Sơn), ông Vũ Thế Trung (xã Thanh Hải), ông Phạm Văn Dũng (xã Hồng Giang)… mỗi vụ tiêu thụ khoảng 6.000 tấn quả vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc, được đối tác tin tưởng. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã có mặt tại 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và có được 14 văn bằng bảo hộ công nghiệp vải thiều Lục Ngạn ở 14 quốc gia trên thế giới.

So với quả vải Lục Ngạn, trái vải sớm Phúc Hòa, Tân Yên ra đời muộn hơn, nhưng cũng đã được người tiêu dùng gần xa biết đến chục năm trở lại đây. Xác định giá trị kinh tế của cây vải sớm mang lại, những năm qua, huyện Tân Yên tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người trồng vải áp dụng theo quy trình sản xuất VietGap, GlobalGap, do đó chất lượng vải sớm Phúc Hòa ngày càng được nâng lên, việc tiêu thụ vải sớm diễn ra thuận lợi. Vải sớm Phúc Hòa hiện được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, đặc biệt được xuất bán nhiều tại các chợ đầu mối phía Nam và Trung Quốc.

Ngày 20/6/2020 đánh dấu lần đầu tiên quả vải thiều Bắc Giang xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang): Các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thông báo ngày mở bán đầu tiên (21/6/2020), số vải thiều từ Việt Nam đưa sang đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka. Giá bán quả vải thiều tươi tại thị trường Nhật Bản thời điểm đó là từ 180.000 - 270.000 đồng/kg.

Năm nay Bắc Giang có trên 28.000ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn và đang vào vụ thu hoạch, trong đó huyện Lục Ngạn có 15,450 nghìn ha, sản lượng ước đạt hơn 120.000 tấn (vải chín sớm khoảng 30.000 tấn); huyện Tân Yên có khoảng 1.100ha vải sớm (riêng xã Phúc Hòa khoảng 820ha, trong đó có 370ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap), bình quân mỗi năm sản lượng khoảng 6.000 - 7.500 tấn.

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang: lô vải thiều sớm Tân Yên đã đến Nhật Bản vào trưa 27/5/2021. Ngay sau đó, hàng đã được đưa vào các siêu thị của Nhật, giá vải niêm yết 1.650 yen/kg (tương đương khoảng 340.000 đồng Việt Nam).

Xây dựng vùng viải thiều an toàn dịch bệnh

Từ năm ngoái, trong tình hình dịch bệnh Covid-19, Bắc Giang đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với tiêu thu quả vải thiều tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, trọng tâm là khảo sát, xác định vùng trồng, xây dựng quy trình, tập huấn, hướng dẫn người dân thực hiện tuân thủ các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Sau khi đạt kết quả kiểm tra, đánh giá của chuyên gia Nhật Bản, cuối tháng 6/2020 những lô vải thiều Bắc Giang đã được các công ty (Công ty XNK Thực phẩm Toàn Cầu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty Cổ phần quốc tế BamBoo…) đưa sang thị trường Nhật Bản bằng đường biển và đường hàng không.

“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Năm 2021, Bắc Giang tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại các thị trường khó tính. Trong số đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh; tăng 200ha so với năm 2020), sản lượng ước đạt 125.000 tấn; vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP diện tích trên 82ha, sản lượng khoảng 800 tấn.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bắc Giang vẫn tập trung cao cho chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo từng cấp độ, bảo đảm không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều, sớm xây dựng Kế hoạch sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh, đồng thời xây dựng Kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong tình hình dịch bệnh Covid-19 với 3 kịch bản cụ thể là dịch bệnh được kiểm soát, dịch bệnh diễn biến phức tạp và dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện. Tỉnh cũng chủ động phương án bảo quản, xây dựng gần 1.300 lò sấy khô, trong trường hợp tiêu thụ khó khăn, sẽ sấy khoảng 40.000 - 50.000 tấn.

Ngay từ đầu vụ, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối bán lẻ, các tập đoàn, siêu thị lớn như: Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart&Vinmart+, Aeon, Lotte, Sai Gon Coop… cùng các chợ đầu mối nông sản, hoa quả ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trên cả nước.

Bắc Giang cam kết đảm bảo điều kiện, quy định trong phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh, không bị nhiễm Covid-19, được người tiêu dùng trong và ngoài nước yên tâm sử dụng. Đối với các xe vận chuyển vải thiều đi tiêu thụ, Bắc Giang thực hiện nghiêm việc cấp giấy chứng nhận xe vận chuyển được khử khuẩn, lái xe và người giao hàng được xét nghiệm an toàn, khỏe mạnh.

Năm nay, một kênh bán hàng cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng, là kết hợp với các sàn thương mại điện tử để tăng cường đẩy mạnh tiêu thụ quả vải cũng như các mặt hàng nông sản mà Bắc Giang có thế mạnh. Tỉnh đã giao cho các đơn vị chức năng tổ chức gian hàng bán vải thiều trên sàn thương mại điện tử, trên nền tảng online như: Alibaba; tiki.vn, lazada.vn, dacsanlucngan.vn, sendo.vn, voso.vn...

Ngày 12/3/2021, Phòng Sở hữu trí tuệ, Cục Công nghiệp thực phẩm (FIAB), Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã có thông báo về vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật. Như vậy, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản. Đây có thể xem như “tấm hộ chiếu” “quyền lực” để thương hiệu vải thiều Bắc Giang lên đường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Vân Hồng - Ngọc Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Xem thêm