“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản. Đây có thể được xem như “tấm hộ chiếu” “quyền lực” để thương hiệu vải thiều Bắc Giang lên đường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Chinh phục thị trường khó tính

Đã từ lâu, nói đến Bắc Giang, nhiều người nghĩ ngay đến sản vật tiêu biểu là quả vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã có thương hiệu, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. Đặc biệt, những năm gần đây, quả vải Lục Ngạn đã vươn ra thị trường xa xôi như Thái Lan, Malaysia, Australia; Mỹ, EU, Nhật bản… Những ngày cuối tháng 5, tháng 6 hằng năm, vải thiều vào chính vụ, khách hàng khắp nơi tìm đến thu mua, rồi từ đây trái vải thiều Bắc Giang lên đường tỏa đi mọi ngả.

“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Vải thiều Lục Ngạn được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Sau mấy chục năm gắn bó với đất và người Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn vẫn là sản phẩm chủ lực của tỉnh, có liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng chục nghìn hộ nông dân. Từ loại cây trồng xóa đói giảm nghèo trước kia, vải thiều dần trở thành cây đặc sản, ngày càng khẳng định thương hiệu, mang ngoại tệ về cho người dân Bắc Giang. Trái vải thiều Bắc Giang được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước…, khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ cùi dày, khi ăn có vị ngọt đậm khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm nữa.

Đến nay, Hội Sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn có hàng nghìn hội viên, hằng năm đã làm tốt công tác chuyển giao khoa khọc kỹ thuật, động viên người trồng chăm sóc vải thiều đạt chất lượng ngày càng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu biểu trong số các hội viên là thương nhân có ông Đinh Văn Hùng (xã Giáp Sơn), ông Vũ Thế Trung (xã Thanh Hải), ông Phạm Văn Dũng (xã Hồng Giang)… mỗi vụ tiêu thụ khoảng 6.000 tấn quả vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc, được đối tác tin tưởng. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã có mặt tại 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và có được 14 văn bằng bảo hộ công nghiệp vải thiều Lục Ngạn ở 14 quốc gia trên thế giới.

So với quả vải Lục Ngạn, trái vải sớm Phúc Hòa, Tân Yên ra đời muộn hơn, nhưng cũng đã được người tiêu dùng gần xa biết đến chục năm trở lại đây. Xác định giá trị kinh tế của cây vải sớm mang lại, những năm qua, huyện Tân Yên tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người trồng vải áp dụng theo quy trình sản xuất VietGap, GlobalGap, do đó chất lượng vải sớm Phúc Hòa ngày càng được nâng lên, việc tiêu thụ vải sớm diễn ra thuận lợi. Vải sớm Phúc Hòa hiện được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, đặc biệt được xuất bán nhiều tại các chợ đầu mối phía Nam và Trung Quốc.

Ngày 20/6/2020 đánh dấu lần đầu tiên quả vải thiều Bắc Giang xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang): Các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thông báo ngày mở bán đầu tiên (21/6/2020), số vải thiều từ Việt Nam đưa sang đã được tiêu thụ hết chỉ sau vài giờ tại các hệ thống siêu thị ở thủ đô Tokyo và tỉnh Osaka. Giá bán quả vải thiều tươi tại thị trường Nhật Bản thời điểm đó là từ 180.000 - 270.000 đồng/kg.

Năm nay Bắc Giang có trên 28.000ha vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn và đang vào vụ thu hoạch, trong đó huyện Lục Ngạn có 15,450 nghìn ha, sản lượng ước đạt hơn 120.000 tấn (vải chín sớm khoảng 30.000 tấn); huyện Tân Yên có khoảng 1.100ha vải sớm (riêng xã Phúc Hòa khoảng 820ha, trong đó có 370ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap), bình quân mỗi năm sản lượng khoảng 6.000 - 7.500 tấn.

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang: lô vải thiều sớm Tân Yên đã đến Nhật Bản vào trưa 27/5/2021. Ngay sau đó, hàng đã được đưa vào các siêu thị của Nhật, giá vải niêm yết 1.650 yen/kg (tương đương khoảng 340.000 đồng Việt Nam).

Xây dựng vùng viải thiều an toàn dịch bệnh

Từ năm ngoái, trong tình hình dịch bệnh Covid-19, Bắc Giang đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với tiêu thu quả vải thiều tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, trọng tâm là khảo sát, xác định vùng trồng, xây dựng quy trình, tập huấn, hướng dẫn người dân thực hiện tuân thủ các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Sau khi đạt kết quả kiểm tra, đánh giá của chuyên gia Nhật Bản, cuối tháng 6/2020 những lô vải thiều Bắc Giang đã được các công ty (Công ty XNK Thực phẩm Toàn Cầu, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty Cổ phần quốc tế BamBoo…) đưa sang thị trường Nhật Bản bằng đường biển và đường hàng không.

“Tấm hộ chiếu” đưa vải thiều xuất ngoại

Năm 2021, Bắc Giang tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại các thị trường khó tính. Trong số đó, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh; tăng 200ha so với năm 2020), sản lượng ước đạt 125.000 tấn; vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP diện tích trên 82ha, sản lượng khoảng 800 tấn.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bắc Giang vẫn tập trung cao cho chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo từng cấp độ, bảo đảm không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều, sớm xây dựng Kế hoạch sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh, đồng thời xây dựng Kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong tình hình dịch bệnh Covid-19 với 3 kịch bản cụ thể là dịch bệnh được kiểm soát, dịch bệnh diễn biến phức tạp và dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện. Tỉnh cũng chủ động phương án bảo quản, xây dựng gần 1.300 lò sấy khô, trong trường hợp tiêu thụ khó khăn, sẽ sấy khoảng 40.000 - 50.000 tấn.

Ngay từ đầu vụ, tỉnh đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối bán lẻ, các tập đoàn, siêu thị lớn như: Central Retail, MM Mega Market Việt Nam, Vinmart&Vinmart+, Aeon, Lotte, Sai Gon Coop… cùng các chợ đầu mối nông sản, hoa quả ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trên cả nước.

Bắc Giang cam kết đảm bảo điều kiện, quy định trong phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh, không bị nhiễm Covid-19, được người tiêu dùng trong và ngoài nước yên tâm sử dụng. Đối với các xe vận chuyển vải thiều đi tiêu thụ, Bắc Giang thực hiện nghiêm việc cấp giấy chứng nhận xe vận chuyển được khử khuẩn, lái xe và người giao hàng được xét nghiệm an toàn, khỏe mạnh.

Năm nay, một kênh bán hàng cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng, là kết hợp với các sàn thương mại điện tử để tăng cường đẩy mạnh tiêu thụ quả vải cũng như các mặt hàng nông sản mà Bắc Giang có thế mạnh. Tỉnh đã giao cho các đơn vị chức năng tổ chức gian hàng bán vải thiều trên sàn thương mại điện tử, trên nền tảng online như: Alibaba; tiki.vn, lazada.vn, dacsanlucngan.vn, sendo.vn, voso.vn...

Ngày 12/3/2021, Phòng Sở hữu trí tuệ, Cục Công nghiệp thực phẩm (FIAB), Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản đã có thông báo về vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật. Như vậy, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường Nhật Bản. Đây có thể xem như “tấm hộ chiếu” “quyền lực” để thương hiệu vải thiều Bắc Giang lên đường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Vân Hồng - Ngọc Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin mới nhất

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Nhiều người Campuchia tử vong vì cúm gia cầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi công điện khẩn cho Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Chiều 25/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thông tin về Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.
Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) không chỉ nổi tiếng với vải thiều tiến vua, mà còn được biết đến với sản phẩm mật ong hoa vải được xuất khẩu cả sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food được ra mắt với những nỗ lực thay đổi định hướng của giới trẻ Việt Nam về ngành nông nghiệp và việc làm trong lĩnh vực nông thôn.
Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Anh Nguyễn Mạnh Đoàn (xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) được biết đến là tấm gương thành công trong mô hình trồng nho Hạ Đen thu về hàng tỷ đồng.
Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các huyện, thành phố xử lý 234 trường hợp vi phạm về đê điều, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão sắp đến.
Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Hải Dương: Đổi đời, thành tỷ phú nhờ mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm

Những năm gần đây, nuôi ốc nhồi thương phẩm đang là mô hình kinh tế mới giúp nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương thu về từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam - Cộng hòa Séc: Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong nông nghiệp

Chiều 20/3, Diễn đàn doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Cộng hòa Séc đã diễn ra tại Hà Nội.
Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn

Năm 2024, Ngày Quốc tế về Rừng (ngày 21/3) có chủ đề “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn”.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang: Xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế

Hà Giang tập trung phát triển nông nghiệp đồng thời xác định nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

4 hiệp hội ngành chăn nuôi vừa gửi kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Sửa Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã và huyện nông thôn mới.
Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Thúc đẩy nông nghiệp xanh, phát triển bền vững chuỗi rau quả

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023 và lập kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác PPP (đối tác công tư) về rau quả.
Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Bàn giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch 3 loại rừng còn chồng chéo; công tác giao rừng, thuê rừng còn chậm triển khai; năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp.
Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển 1 triệu ha rừng sản xuất gỗ lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 1 triệu ha.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Mỗi năm hồ thuỷ điện tiêu tốn bao nhiêu nước cho vụ Đông Xuân?

Do làm tốt công tác chuẩn bị, công tác cấp nước vụ Đông Xuân hàng năm ngày càng giảm, tiết kiệm lớn lượng nước từ hồ thuỷ điện.
Gỡ

Gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp yêu cầu rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối

Để gỡ 'thẻ vàng' IUU, Bộ Nông nghiệp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển rà soát, xác định rõ tình trạng tàu cá mất kết nối.
Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Rà soát, khắc phục bất cập trên tuyến Cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sau vụ tai nạn khiến 3 người chết, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khẩn trương rà soát, điều chỉnh phương án giao thông tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" để gỡ “thẻ vàng” IUU

Thời gian còn lại rất ít nên phải dồn tổng lực, mở "đợt cao điểm của cao điểm" với mục tiêu cao nhất là gỡ được “thẻ vàng” IUU sau lần thanh tra thứ 5 sắp tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động