Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.
Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính xin ý kiến và ngày 27/11 vừa qua Quốc hội cũng đã thảo luận ở Hội trường với nhiều ý kiến trái chiều.

Có thể nhận thấy, sau rất nhiều hội thảo góp ý Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, nước giải khát, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội hầu như không có sự thay đổi so với dự thảo trước đó. Riêng với nước giải khát có đường, theo dự thảo, nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml quy định mức thuế suất là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thực tế, xuất phát từ mục đích điều tiết thu nhập, hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế và tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt cũng nhằm hạn chế những mặt hàng không khuyến khích sử dụng như: Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu,…

Từ thực tiễn đó, việc Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhằm mục đích kiểm soát béo phì, các bệnh lây nhiễm phần nào có thể coi là đề xuất hợp lý, tuy nhiên, không dễ.

Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường (thuế đường) đã trở thành một xu hướng toàn cầu trong những năm gần đây,
Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang có nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh: H.M

Việc áp thuế đối với mặt hàng này hiện vẫn tiếp tục được các đại biểu quốc hội, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Nhiều ý kiến, kiến nghị không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Bởi chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ngành hàng.

Về vấn đề này, nhìn từ quốc tế, hiện đã có hơn 100 quốc gia đánh thuế đối với đồ uống có đường nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cân và các bệnh liên quan. Đơn cử, Mexico là một trong những quốc gia tiêu thụ đồ uống có đường cao nhất thế giới và cũng là nước có tỷ lệ người béo phì cao nhất, đã áp thuế 1 Peso (gần 500 đồng) đối với 1 lít đồ uống có đường từ năm 2014. Khoản thuế này đã khiến giá nước giải khát có đường tăng khoảng 11% và giảm 37% số lượng tiêu thụ.

Hay như tại Anh, từ tháng 4/2018 đã đánh thuế hai mức đối với đồ uống có đường. Nếu đồ uống có chứa từ 5 - 8 gram đường/100 ml sẽ phải chịu mức thuế là 0,18 Bảng (gần 6.000 đồng) mỗi lít. Còn tại Thái Lan, quốc gia này đã áp thuế đồ uống có đường từ tháng 9/2017. Nếu đồ uống có trên 14 gram đường/100 ml sẽ chịu thuế lên tới 5 Baht/lít (khoảng 3.500 đồng/lít).

Tuy nhiên, thực tế không phải quốc gia nào cũng thành công trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đồng thời thực tiễn cũng thể hiện, tại các quốc gia như: Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mehico, tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm. Trong khi đó các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này, tỷ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.

Thậm chí, tại Đan Mạch, sau khi áp dụng chính sách thuế nêu trên gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, bởi khi áp thuế, người Đan Mạch đã sang thị trường khác để mua nước giải khát với giá thấp hơn. Mặt khác, việc áp thuế này đã khiến Đan Mạch giảm 5.000 việc làm. Vì vậy, Chính phủ Đan Mạch đã bỏ thuế đồ uống có đường.

Vậy, câu hỏi đặt ra, nếu áp dụng chính sách thuế đối với đồ uống có đường, khả năng Việt Nam có xảy ra những hệ luỵ tương tự? Trong khi, đề xuất này được đánh giá là "cú sốc" tới ngành sản xuất nước giải khát, làm chậm quá trình phục hồi và tăng trưởng của ngành và các ngành công nghiệp phụ trợ.

Điều đáng nói, về mặt pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Song, nhiều ý kiến luật sư cho rằng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt càng sửa... càng rối, gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Một trong những điểm vướng được nhiều ý kiến nêu ra, nếu chính sách thuế này áp dụng đó là tạo sự không công bằng khi chỉ tập trung vào các sản phẩm đồ uống đóng chai sẵn, trong khi đồ uống pha chế tại chỗ hầu như không được đề cập đến. Theo đó, mục tiêu tăng thuế nhằm hạn chế người tiêu dùng không dùng nước giải khát có đường nhưng có thể làm gia tăng việc người sử dụng các mặt hàng đồ uống sản xuất không chính thức hoặc sản phẩm sản xuất thủ công.

Bên cạnh đó, hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chuyển đổi sang các sản phẩm đồ uống ít đường hàm lượng dưới 5g nhưng vẫn có độ ngọt sẽ không phải chịu thuế. Như vậy, nếu việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nước vô hình chung tạo sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí sẽ tạo ra “kẽ hở” lách thuế, trốn thuế.

Cũng theo báo cáo đánh giá tác động kinh tế của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường do Viện Quản lý kinh tế Trung ương thực hiện vừa qua, nếu áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước giải khát thì thu ngân sách từ năm thứ hai trở đi mỗi năm sẽ giảm khoảng 4.978 tỷ đồng từ thuế gián thu, chưa kể đến mức giảm tương ứng từ thuế trực thu.

Ngoài ra, chính sách thuế này sẽ không chỉ tác động trực tiếp lên ngành đồ uống mà còn tác động tới 25 ngành trong nền kinh tế và dẫn đến sụt giảm GDP gần 0,5% GDP, tương ứng 42.570 tỷ đồng.

Hiện, dự thảo vẫn tiếp tục được Bộ Tài chính lấy ý kiến và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025, song thiết nghĩ, Ban soạn thảo cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, các biện pháp thực hiện, cũng như lộ trình phù hợp cho chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, đảm bảo tính khả thi và công bằng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Do đó, việc bổ sung, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được xem xét, cân nhắc cẩn trọng, đánh giá toàn diện, gắn với các kinh nghiệm quốc tế, cũng như các thứ tự ưu tiên trong quản lý chính sách để chính sách sát với thực tiễn, thực thi.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bước đi

Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thành công sửa đổi Luật Điện lực khi 'trên, dưới đồng lòng', 'dọc ngang thông suốt' vì lợi ích chung.
Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 3, tính đến ngày 30/11, qua 3 tháng triển khai đã có hơn 10.000 người hưởng ứng Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Thu phí dịch vụ

Thu phí dịch vụ 'lối đi ưu tiên' tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều

Thông tin về thu phí dịch vụ ‘lối đi ưu tiên’ tại sân bay Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng và dư luận.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Nếu không có lòng tham, biết đứng ngoài tâm lý đám đông và tránh xa hiệu ứng FOMO, có lẽ nhiều người đã chẳng rơi vào chiếc bẫy lừa đảo theo mô hình Ponzi.
Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Ngay khi Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua, báo chí đồng loạt đưa tin, nhấn mạnh vai trò then chốt của luật này trong hiện đại hóa ngành điện Việt Nam.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện Việt Nam.
Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế đánh giá cao Luật Điện lực (sửa đổi) như một bước tiến quan trọng, hướng tới một ngành năng lượng bền vững cho Việt Nam.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Sáng 1/12, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII…
Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội.
Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ''thật như bịa'' vừa xảy ra trong phiên đấu giá đất tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 29/11 khi giá bị đẩy lên hàng chục tỷ đồng/m² rồi bỏ...
Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ

Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ 'luật chơi' để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ông Quách Quang Đông- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương vừa có chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh...
Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng chợ tự phát ở Hà Nội đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với môi trường, xã hội, trở thành bài toán khó của cơ quan chức năng.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế về kiến thức dẫn đến việc chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động