Thứ hai 23/12/2024 07:31

Sự bùng nổ than và khí đốt của Trung Quốc có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Theo dữ liệu của Bloomberg ngày 19/4, kỷ lục về khai thác than và khí đốt tự nhiên, đồng thời cắt giảm mức tiêu thụ do các đợt đóng cửa kiểm soát Covid-19 đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và giúp nới lỏng thị trường nhiên liệu toàn cầu.

Sản lượng trong nước đang tăng vọt sau khi Bắc Kinh gây áp lực buộc các nhà sản xuất quốc doanh phải tăng cường hoạt động để đảm bảo an ninh năng lượng sau tình trạng thiếu hụt vào năm ngoái và cách ly khỏi sự gia tăng của giá hàng hóa toàn cầu. Nhập khẩu than giảm 24% và khí đốt hóa lỏng giảm 11% trong ba tháng đầu năm.

Sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine, sự bùng nổ sản xuất nhiên liệu hóa thạch của nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới chính là thứ mà thị trường nhiên liệu toàn cầu cần.

Các nhà phân tích của Citigroup cho biết, trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước rằng với hầu hết các nhà xuất khẩu đang sản xuất hết công suất, Trung Quốc có thể là người làm thay đổi cuộc chơi nếu họ cắt giảm mua hàng ở nước ngoài. Trung Quốc muốn giảm nhập khẩu than bằng đường biển bằng cách tăng sản lượng than trong nước sẽ gây ra rủi ro lớn đối với giá nhiên liệu hóa thạch toàn cầu trong vài năm tới. Trung Quốc có thể là nhà nhập khẩu duy nhất có sản lượng nội địa đủ lớn để cung cấp nhiều năng lượng hơn trên toàn cầu.

Trong khi Trung Quốc nổi tiếng là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất trong nước cũng không hề sa sút. Họ khai thác một nửa lượng than trên thế giới và đứng thứ 4 và 6 trong bảng xếp hạng các công ty khoan khí và dầu toàn cầu. Sản lượng than ngày càng tăng đã là nỗi ám ảnh của Bắc Kinh kể từ khi tình trạng thiếu nhiên liệu gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng vào mùa thu.

Đầu năm nay, các quan chức chính phủ đã đặt mục tiêu tăng công suất sản xuất lên 300 triệu tấn, bằng với lượng mà Trung Quốc thường nhập khẩu hàng năm. Sản lượng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3 cùng lúc nhu cầu sử dụng than ít hơn để phát điện, với sản lượng nhiệt điện thực sự giảm do các đợt đại dịch đình trệ hoạt động kinh tế.

Xizhou Zhou, Giám đốc quản lý năng lượng và năng lượng tái tạo toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights cho biết, dù cắt giảm nhập khẩu bằng cách nào đi nữa, nhập khẩu sẽ giảm theo thời gian. Trong ngắn hạn, tất cả những biện pháp hạn chế đại dịch này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng, vì vậy Trung Quốc có khả năng sẽ đóng vai trò điều tiết đối với giá than. Chắc chắn, nhu cầu than trong nước có thể tăng trở lại vào nửa cuối năm nay nếu các đợt ngừng hoạt động kết thúc và Trung Quốc dựa nhiều vào các biện pháp kích thích xây dựng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và vẫn chưa rõ liệu sự gia tăng sản xuất có bền vững hay không, sự thúc đẩy đã đạt đến giới hạn và vẫn có thể không ngăn được tình trạng thiếu điện quay trở lại ở các khu vực công nghiệp trọng điểm.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác thêm không chỉ có thể giúp ích cho thị trường than toàn cầu, nơi hợp đồng tương lai đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, mà còn cho thị trường khí đốt thông qua việc thay thế nhiên liệu cho nhà máy điện. Trung Quốc cũng đang tăng cường sản xuất khí đốt trong nước và nhập khẩu đường ống dẫn, khiến nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG có sẵn nhiều hơn được chuyển đến châu Âu do nước này cắt giảm sự phụ thuộc vào việc giao hàng của Nga.

Các chuyên gia của Wood Mackenzie tin rằng, nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc giảm trong quý đầu tiên đã góp phần làm giảm bớt tình trạng thắt chặt khí đốt của châu Âu. Trong tương lai, bất kỳ sự suy giảm nào về nhu cầu LNG của Trung Quốc hoặc châu Á sẽ giúp ích cho châu Âu.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành