Chủ nhật 22/12/2024 22:49

Sớm hoàn thiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy

Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của Luật Phòng cháy, chữa cháy hoặc các nghị định, thông tư liên quan.

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nộivừa được tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của Luật Phòng cháy, chữa cháy hoặc các nghị định, thông tư liên quan, nhằm hạn chế tối đa khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục.

Nhiều bất cập trong khắc phục vi phạm

Báo cáo tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn, Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết: tình hình cháy những năm qua được kiềm chế, kiểm soát, giảm ở cả 3 tiêu chí; tất cả các vụ cháy xảy ra đều được điều tra làm rõ về nguyên nhân. Từ đó, đề ra giải pháp công tác quản lý nhà nước được toàn diện hơn. Để giảm thiểu các vụ cháy nổ, Công an thành phố đã chủ động tiến hành các giải pháp thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Theo đó, sau khi tuyên truyền, vận động đã có 102.034 hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh (đạt 94,1%), 1.496.239 hộ nhà ở hộ gia đình (đạt 91,3%) mở “lối thoát nạn thứ 2”; 620.938 hộ gia đình đã tự trang bị bình chữa cháy xách tay với tổng số gần 1 triệu bình; thành phố đã thành lập, duy trì hoạt động 7.313 Tổ liên gia an toàn PCCC; xây dựng, lắp đặt 19.685 điểm chữa cháy công cộng...

Cử tri kiến nghị sớm hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến công tác PCCC phù hợp thực tế hiện nay. Ảnh: P.Long

Tại hội nghị, chia sẻ những khó khăn trong công tác khắc phục vi phạm về PCCC, chủ một cơ sở kinh doanh karaoke tại phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) cho rằng, việc phải thiết kế, trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với yêu cầu trữ lượng bể nước tính toán trong 3 giờ dẫn tới rất nhiều khó khăn cho cơ sở khi phải đáp ứng khối lượng bể nước lên tới 150 - 250m3; bên cạnh các yêu cầu về phân tán thang bộ thoát nạn, hệ thống hút khói hành lang… Còn theo Trưởng ban Quản trị chung cư Mulberry Lane (quận Hà Đông) Trần Duy Độ, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà chung cư trong công tác PCCC và CNCH phải song hành với đại diện chủ sở hữu của cư dân là Ban Quản trị. “Tuy nhiên trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. quy định này chưa rõ ràng, chưa sâu sát, dẫn đến khi có sự cố cháy xảy ra, chủ đầu tư hầu như không có trách nhiệm gì”, ông Trần Duy Độ nêu thực tế.

Theo Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình Nguyễn Bá Suốt, hiện nay, các văn bản quản lý về PCCC đối với công trình xăng dầu còn chung chung dẫn đến rất khó thực hiện.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phú Mỹ Lê Minh Nghĩa thì cho rằng, các quy định về thành lập đội PCCC chuyên ngành và trang bị xe chữa cháy chuyên dụng không phù hợp với các khu công nghiệp hoàn thành việc đầu tư, đi vào hoạt động trước thời gian pháp luật điều chỉnh. Do đó, cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan trong Luật Phòng cháy, chữa cháy và các nghị định, thông tư liên quan cho phù hợp.

Tại buổi tiếp xúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận đề xuất, Đoàn ĐBQH thành phố kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật PCCC, các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với công trình thuộc Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND; các công trình chưa nghiệm thu đã đưa vào hoạt động… Về phân cấp và giao trách nhiệm quản lý PCCC tới UBND các phường mà lực lượng thực hiện chủ chốt là công an phường như thực tế hiện nay, Phó Trưởng Công an quận Hoàng Mai cho rằng, lực lượng công an phường còn kiêm nhiệm nhiều việc, trong khi nghiệp vụ về PCCC chưa đầy đủ nên công tác tham mưu, triển khai thực hiện còn hạn chế…

Sửa đổi để phù hợp thực tiễn

Làm rõ hơn một số nội dung liên quan, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Dương Đức Hải đánh giá, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC trên thực tế thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung, thay thế nhưng vẫn còn nhiều bất cập; có nội dung chưa thống nhất, gây khó khăn và lúng túng trong quá trình áp dụng. "Chưa có quy định công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với các đối tượng không được phép hoạt động dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, không được giải quyết triệt để", Đại tá Dương Đức Hải cho biết.

Công an thành phố kiến nghị việc rà soát, kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH phù hợp với thực tiễn. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành kịp thời tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến PCCC và CNCH; đặc biệt, là quy định đối với một số loại hình cơ sở đặc thù… Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCCC và CNCH tương xứng với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ; có chính sách cụ thể khuyến khích, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia PCCC...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh: khối lượng công việc trong công tác PCCC trên địa bàn thủ đô rất lớn, thành phố rất cố gắng để bảo đảm điều kiện cho công tác này, từ chế độ chính sách đến đầu tư hạ tầng, tuy nhiên cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và người dân.

“Đoàn ĐBQH thành phố sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến cử tri để chuyển tải tới các cơ quan chức năng, đồng thời tăng cường giám sát để đánh giá thực tiễn, kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, bà Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh.

daibieunhandan.vn
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng