Thứ hai 23/12/2024 03:02

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.

Tỉnh Sóc Trăng thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích 3.300km2, dân số 1,2 triệu người, là nơi hội tụ của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer với những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt, thể hiện qua các lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực,… Hơn nữa, Sóc Trăng còn có vị trí giao thông thuận lợi, chỉ cách sân bay Cần Thơ 70km.

Đây là thế mạnh để Sóc Trăng phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái.

Giải đua ghe Ngo ở Sóc Trăng trong dịp lễ hội Ok Om Bok được tổ chức hàng năm thu hút đông các đội đua và khán giả. (Ảnh: soctrang.gov.vn)

Ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 93 ngôi chùa Khmer với nét kiến trúc độc đáo và có 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại và quốc gia, gồm: Đờn ca tài tử Nam Bộ, Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Trần Đề, Nghề thủ công truyền thống bánh pía của người Hoa thuộc huyện Châu Thành, Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm, Nghệ thuật múa Rô - băm, Nghệ thuật múa Rom Vong, Nghệ thuật Dù kê của đồng bào Khmer, Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, Lễ hội đua ghe Ngo tổ chức hằng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa, đầu tư phát triển các điểm, khu du lịch, di tích lịch sử, làng nghề là cơ sở, nguồn lực quan trọng để Sóc Trăng phát triển du lịch bền vững. Hơn nữa, công tác quảng bá các giá trị văn hóa địa phương cũng phải luôn gắn liền với việc xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính cạnh tranh.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, ngày 2/8/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05 về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, với quan điểm “du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với quảng bá hình ảnh địa phương, văn hóa, con người Sóc Trăng”. Đồng thời tỉnh đang tập trung triển khai đầu tư các dự án giao thông huyết mạch, quan trọng của vùng, gồm tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến động lực ven biển nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dự án cầu Đại Ngãi kết nối tuyến quốc lộ 60, cảng biển nước sâu Trần Đề,...”

Tỉnh Sóc Trăng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, chính sách về du lịch như Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND, ngày 7/7/2020 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND, ngày 28/10/2022 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1156/QĐ-UBND, ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Lễ dâng y Kathina (Lễ dâng y cà sa) của đồng bào Khmer (Ảnh: soctrang.gov.vn).

Bên cạnh các chính sách phát triển du lịch, tỉnh Sóc Trăng đang từng bước phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển du lịch; ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Du lịch và phát triển du lịch thông minh vào quản lý khách du lịch, hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch; nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là có chính sách hỗ trợ cho người dân tham gia phát triển du lịch,..

Trong năm 2024, tỉnh đang tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Đề tài Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa sông nước mang bản sắc của tỉnh Sóc Trăng nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch sông nước.

Đặc biệt từ ngày 9/11 đến ngày 15/11/2024, tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc - Đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển”.

Chương trình khai mạc Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kết hợp công bố Quyết định xác lập kỷ lục Guinness về trình diễn nhạc ngũ âm có quy mô lớn nhất Việt Nam, trao giải cho các thí sinh tại cuộc thi “Duyên dáng đồng bằng sông Cửu Long”; bế mạc Lễ hội và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp bế mạc trao giải đua ghe Ngo; tổ chức Lễ cúng trăng; Hội thi Lôiprotip (Thả Đèn nước) và trình diễn ghe Cà Hâu.

Riêng Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I gồm các hoạt động như: Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng; Hội thảo khoa học “Lúa thơm Sóc Trăng, chặng đường 100 năm và triển vọng thương hiệu gạo thơm Việt Nam trên thế giới”; Cuộc thi “Duyên dáng đồng bằng sông Cửu Long”; Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; Giao lưu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố; Tổ chức xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam về trình diễn Nhạc Ngũ âm có quy mô lớn nhất Việt Nam; Đăng cai tổ chức Giải vô địch các câu lạc bộ dưỡng sinh toàn quốc và Festival nghệ thuật Sóc Trăng; Hội thao dân tộc; Liên hoan ẩm thực đặc sản sông MêKông; Trình diễn nghệ thuật ánh sáng; Giới thiệu sản phẩm du lịch “Liên hoa bảo tháp”.

Theo thống kê của ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng, năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 2.900.810 lượt, vượt 27% kế hoạch năm, tăng 3,8% so năm 2022 (2.794.740 lượt); tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.550 tỷ đồng vượt 54% kế hoạch năm, tăng 4,4% so năm 2022 (1.484 tỷ đồng)…
Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững