Thứ hai 23/12/2024 08:03

Sóc Trăng: Dự án KCN Trần Đề bị chậm tiến độ do vướng mắc thủ tục

Dự án Khu công nghiệp Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch do gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý.

Theo Công ty CP Bê tông Hà Thanh, hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trần Đề (Dự án Khu công nghiệp Trần Đề) đang chậm tiến độ so với kế hoạch.

Lãnh đạo Công ty CP Bê tông Hà Thanh cho biết, nguyên nhân chậm tiến độ là do quá trình thực hiện dự án nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có tiền bảo vệ đất trồng lúa; giấy phép môi trường Khu công nghiệp Trần Đề, trong đó có nhà máy xử lý nước thải tập trung; thủ tục bến thủy nội địa; xác nhận vị trí đổ chất nạo vét.

Dự án Khu công nghiệp Trần Đề đang bị chậm tiến độ (Ảnh minh hoạ).

Tính đến tháng 5/2024, số vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 800 tỷ đồng (đạt 65% tổng vốn đầu tư đăng ký). Các hạng mục công trình đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, nhà máy xử lý nước cấp, hệ thống phòng cháy chữa cháy tiến độ thi công đạt khoảng 80%; các công trình điện chiếu sáng, cấp điện trung thế tiến độ thi công đạt khoảng 50%.

Theo tìm hiểu, Dự án Khu công nghiệp Trần Đề được Thủ tướng Chính phủ cấp chủ trương tại Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 12/6/2020, có quy mô 160 ha, tại Ấp Ngan Rô 1, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Dự án do Công ty CP Bê tông Hà Thanh làm nhà đầu tư, có tổng số vốn đầu tư 1.230,26 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ cuối năm 2022.

Nhằm giải quyết các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng do đã có cuộc họp với chủ đầu tư dự án.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các Sở, ban ngành thông tin rõ các kiến nghị, đề xuất của nhà đầu tư; đồng thời báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh về hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại Dự án Khu công nghiệp Trần Đề.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, dự án Khu công nghiệp Trần Đề đã kéo dài rất lâu, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Do vậy, ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị các Sở, ban, ngành tỉnh nhanh chóng rà soát, nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật trong tháo gỡ khó khăn của nhà đầu tư, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư trong thực hiện dự án, để Khu công nghiệp Trần Đề sớm đi vào hoạt động, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)