Chủ nhật 27/04/2025 15:03

Singapore thông qua luật mới, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm

Singapore hợp nhất các luật và điều chỉnh phù hợp các quy định hiện hành liên quan đến an ninh lương thực, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, ngày 8/1/2025, Quốc hội Singapore đã thông qua Đạo luật về An toàn thực phẩm và An ninh lương thực mới (FSSA) nhằm mục đích hợp nhất các luật và điều chỉnh phù hợp các quy định hiện hành liên quan đến an ninh lương thực, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm của Singapore. Đồng thời, điều chỉnh hệ thống nông sản của nước này nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như sự phát triển của các loại thực phẩm mới. FSSA thay thế và hợp nhất quy định tại 8 đạo luật hiện hành, theo đó:

(1) Yêu cầu các nhà nhập khẩu và kinh doanh một số loại thực phẩm phải xin giấy phép.

(2) Yêu cầu các thương nhân kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ hồ sơ để có thể truy xuất nguồn gốc hoặc thu hồi.

(3) Yêu cầu các doanh nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi phải xây dựng “Kế hoạch kiểm soát”, nêu rõ các chiến lược để đạt được an toàn thực phẩm.

(4) Thiết lập khuôn khổ quản lý để phê duyệt trước khi đưa ra thị trường đối với "thực phẩm được xác định".

(5) Tăng mức hình phạt tối đa đối với hành vi vi phạm.

Quy định về xin cấp phép

Hoạt động buôn bán thực phẩm thuộc diện phải kiểm soát như: Thịt, trái cây và trứng… được hợp nhất trong Phần 3 của FSSA, với các tiếp cận hai cấp. Cấp độ đầu tiên, yêu cầu các thương nhân buôn bán thực phẩm phải xin giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA). Cấp độ thứ hai, yêu cầu mọi lô hàng nhập khẩu, xuất khẩu và trung chuyển phải được cấp giấy phép để đảm bảo áp dụng các yêu cầu an toàn thực phẩm.

Singapore thông qua luật mới nhằm tăng cường đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa

Quy định về truy xuất nguồn gốc và lưu giữ hồ sơ

Để đảm bảo thu hồi nhanh chóng các sản phẩm thực phẩm không an toàn, Phần 3 và Phần 4 của FSSA áp dụng các yêu cầu về khả năng truy xuất nguồn gốc và lưu giữ hồ sơ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm được cấp phép. Người được cấp phép phải: Duy trì quyền truy cập ngay lập tức vào thông tin về nhà cung cấp, nhà sản xuất và mô tả hàng hóa. Triển khai các quy trình để xác định và truy xuất thực phẩm từ nhà cung cấp đến đơn vị chịu trách nhiệm tiếp theo. Triển khai các quy trình thu hồi khi thực phẩm được phát hiện là không an toàn.

Quy định về lập “Kế hoạch kiểm soát thực phẩm”

“Kế hoạch kiểm soát thực phẩm” là một trong những điều kiện để được cấp phép chung cho các doanh nghiệp thực phẩm. Tất cả các doanh nghiệp thực phẩm không tham gia vào sản xuất phải thiết lập và triển khai “Kế hoạch kiểm soát thực phẩm”, bao gồm thông tin liên quan đến: Vệ sinh của người lao động; thiết kế, bảo trì và vệ sinh của cơ sở và trang thiết bị; xác định các mối nguy hiểm có thể thấy trước trong quá trình xử lý thực phẩm và các hành động khắc phục thích hợp. Yêu cầu tương tự cũng áp dụng cho giấy phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Quy định về “thực phẩm được xác định”

FSSA ban hành danh mục các “thực phẩm được xác định” gồm: thực phẩm mới, thực phẩm biến đổi gen và các loài “có nguồn gốc côn trùng”. FSSA hợp nhất quy trình phê duyệt hiện nay đối với các loại thực phẩm này thành quy định về phê duyệt trước khi đưa ra thị trường. Cách tiếp cận này nhằm mục đích khuyến khích sự đổi mới của các doanh nghiệp, đồng thời xây dựng lòng tin giữa người tiêu dùng và ngành công nghiệp sản xuất.

Tăng hình phạt tối đa cho các hành vi vi phạm

FSSA tăng mức phạt tối đa lên 50.000 đô la Singapore cho hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Luật mới cũng sẽ cấm những trường hợp đã bị thu hồi giấy phép do gian lận hoặc tái phạm nhiều lần về an toàn thực phẩm được cấp giấy phép mới trong tối đa 3 năm. Hiện tại, những người đã bị thu hồi giấy phép có thể nộp đơn xin lại giấy phép tương tự ngay sau khi bị kết án.

FSSA sẽ được triển khai theo từng giai đoạn để các doanh nghiệp có thời gian thích nghi. Các quy định về "thực phẩm được xác định" dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2025 và triển khai đầy đủ các điều khoản khác dự kiến vào năm 2028.

Ông Cao Xuân Thắng - Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore - khuyến cáo: Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những quy định mới này khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, thực phẩm có liên quan đến thị trường Singapore. Đồng thời, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định nhằm giữ uy tín thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm và tránh bị phạt.

Cao Xuân Thắng - Thương vụ Singapore
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Singapore

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Singapore chuyển đổi số trong quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu

Bưởi Việt vào Lotte Hàn Quốc: Mở thêm cánh cửa thị trường cao cấp

Startup Việt Nam tìm cơ hội tại Mahakumbh 2025 Ấn Độ

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Nhiều doanh nghiệp Philippines và đối tác 'chốt đơn' đặt hàng Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Việt Nam 'bật đèn xanh' cho sản phẩm da bò từ Brazil