Thứ hai 23/12/2024 13:17

Sẽ kiểm tra đột xuất chung cư mini, nhà nhiều phòng cho thuê

Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện quy định của pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy.

UBND TP. Hà Nộicho biết, việc kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, yếu kém để xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, tổng hợp khó khăn, vướng mắc để đề xuất cấp giải pháp với cấp có thẩm quyền.

Theo đó, đối tượng kiểm tra gồm UBND cấp huyện, cấp xã; công an cấp huyện, cấp xã; cơ sở tập trung đông người, cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn thành phố. Đoàn kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp tại đơn vị, cơ sở được chọn kiểm tra.

Có những căn chung cư mini cao tận 8 tầng dù nằm trong hẻm, ngõ nhỏ.

Nội dung kiểm tra gồm công tác quản lý nhà nước, công tác xử lý vi phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý.

Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với chung cư, chung cư mini, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất...

Trường hợp phát hiện cơ sở có vi phạm giao UBND cấp quận/huyện chỉ đạo xử lý theo quy định. Đồng thời, đánh giá, làm rõ trách nhiệm công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, tập thể, cá nhân có liên quan, đề xuất hình thức xử lý.

UBND TP. Hà Nội cũng cho biết, tính đến ngày 13/10, các đơn vị trong Công an thành phố đã kiểm tra 23.395 cơ sở (đạt 30,5%). Trong đó, kiểm tra 311 chung cư mini (đạt 80,2%), 13.305 nhà trọ (đạt 49,4%); 225 chung cư (đạt 7,2%), 9.554 nhà ở kết hợp kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao (đạt 23,1%).

Cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 629 lượt cơ sở với số tiền phạt trên 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, có 129 cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với 24 trường hợp.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản