Thứ ba 05/11/2024 11:20

Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Chịu ảnh hưởng của trào lưu “bùng nợ”, 2 năm trở lại đây FE Credit liên tục báo lỗ. Trong năm 2023, công ty tài chính này báo lỗ sau thuế gần 3.000 tỷ đồng.

Trào lưu "bùng nợ" đã trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng 1 năm trở lại đây khi nhiều cá nhân lợi dụng thông tin cơ quan chức năng kiểm tra một số công tài chính tiêu dùng để tung những thông tin không đúng bản chất sự việc lên mạng xã hội.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng xấu còn lập ra nhiều hội nhóm trên Facebook, Zalo với mục đích chia sẻ cách thức vay tiền của các công ty tài chính tiêu dùng rồi trốn nợ, bùng nợ. Hiện tượng "bùng" app vay tiền mọc lên tràn lan trên mạng xã hội là một thực trạng đáng báo động, phản ánh sự thiếu hụt kiến thức tài chính và ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân.

Các Group "bùng nợ" trên Facebook có lượng người tham gia "khủng".

Chỉ cần gõ cụm từ "cách bùng tiền qua app" trên mạng, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy hàng loạt hội nhóm kín, mở với hàng chục nghìn thành viên, nơi các "kinh nghiệm" bùng tiền vay qua ứng dụng được chia sẻ rầm rộ. Nhiều người còn đánh đồng các công ty tài chính với tín dụng đen. Thậm chí các thành viên còn khuyến khích, cổ vũ nhau bùng nợ, coi đó là hành động "chính nghĩa", "phản kháng" lại các tổ chức cho vay "chặt chém".

Một trong những hậu quả nặng nề nhất của trào lưu “bùng nợ” là tình trạng nợ xấu tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các công ty tài chính.

Điển hình là trường hợp của Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit), một trong những công ty tài chính hàng đầu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, vừa qua đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 với khoản lỗ kỷ lục lên gần 3.000 tỷ đồng.

Fe Credit báo lỗ kỷ lục trong năm 2023.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính định kỳ FE Credit gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), công ty tài chính này tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát, báo lỗ sau thuế kỷ lục 2.965 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2022 (lỗ 2.376 tỷ đồng).

Tính đến thời điểm 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của FE Credit là 10.275 tỷ đồng, giảm 22,4% so với đầu năm (tương ứng giảm gần 3.000 tỷ đồng). Nợ phải trả của công ty tài chính này giảm từ 63.291 tỷ đồng hồi đầu năm, xuống 52.816 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2023 (tương ứng giảm 16,6%).

Trong đó, dư nợ trái phiếu giảm từ 6.395 tỷ đồng hồi đầu năm, xuống 1.400 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2023 (tương ứng giảm gần 5.000 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh bết bát, khiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của FE Credit năm 2023 “lao dốc” xuống -25,22%, con số này ở năm 2022 là -16,47%. Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 14,33%, giảm đáng kể so con số này ở năm 2022 là 16,16%

Trước đó, dù ảnh hưởng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid -19, trong năm tài chính 2021, công ty tài chính này vẫn báo lãi 312,6 tỷ đồng (ROE là 1,98%), tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 17,79%.

Giai đoạn 2019 - 2020 là thời kỳ kinh doanh đỉnh cao của FE Credit, khi công ty tài chính này ghi nhận lợi nhuận sau thuế lần lượt 3.590 tỷ và 2.670 tỷ đồng.

Lợi nhuận của Fe Credit trong những năm qua.

Đáng chú ý, kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh của FE Credit xuất hiện trùng hợp, sau khi công ty tài chính này có sự xuất hiện của chủ mới.

Cụ thể, tháng 10/2021, Ngân hàng VPBank thông báo đã hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn.

Như vậy, sau 6 tháng kể từ khi VPBank và SMBCCF ký hợp đồng chuyển nhượng vốn vào tháng 4/2021, hai bên đã hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết để SMBCCF chính thức nắm giữ 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng sẽ được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC. VPBank vẫn nắm giữ 50% vốn điều lệ tại FE Credit, trong khi 1% vốn điều lệ còn lại thuộc về một nhà đầu tư khác.

Trước thời điểm chuyển nhượng vốn, FE Credit được ví như "con gà đẻ trứng vàng" của VPBank. Công ty tài chính này liên tục đem về 45 - 50% tổng lợi nhuận hợp nhất cho ngân hàng. Ngoài ra, thời điểm này FE Credit là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần, phục vụ gần 11 triệu người dân Việt Nam thông qua các sản phẩm và dịch vụ cho vay tín chấp.

Vào thời điểm sang nhượng vốn, FE Credit được định giá khoảng 2,8 tỷ USD. Như vậy, với thương vụ sang nhượng vốn kể trên VPBank có thể đã thu về gần 1,4 tỷ USD từ thương vụ này.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: thâu tóm công ty tài chính

Tin cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam