Thứ sáu 25/04/2025 03:18

Sau cải cách tiền lương, mức tham chiếu đóng bảo hiểm xã hội được tính ra sao?

Việc bãi bỏ mức lương cơ sở sẽ khiến không còn mức lương làm căn cứ để tính các chế độ bảo hiểm xã hội.

Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định bãi bỏ "mức lương cơ sở" khi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, theo lộ trình thực hiện, từ 1/7/2024, sẽ không còn "mức lương cơ sở" để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.

Thay cho mức lương cơ sở, Chính phủ đưa ra mức tham chiếu và vấn đề này đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đặc biệt quan tâm.

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này.

Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước, Quỹ bảo hiểm xã hội.

Ảnh minh hoạ

Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Trường hợp người lao động ngừng việc mà vẫn hưởng tiền lương mà tiền lương bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.

- Các đối tượng hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; dân quân thường trực; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định.

- Đối tượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phu nhân hoặc phu quân không hưởng lương từ ngân sách nhà nước đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

- Có hai nhóm đối tượng được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là: Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp; thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không được hưởng tiền lương.

Người lao động thuộc hai nhóm đối tượng này được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội ít nhất sau 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn.

- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

- Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu được áp dụng tại thời điểm đóng.

Cơ quan soạn thảo dự thảo bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng nêu rõ: mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội. Trong khi Nhà nước chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu được áp dụng bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Boeing dự báo Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng hàng không đến 2043

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

'Hòa bình đẹp lắm' trong trái tim người trẻ Việt

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Thời tiết hôm nay 24/4: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 24/4/2025: Hầu hết vùng biển không mưa

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực