Sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, ngành Công Thương Hà Giang “vượt bão” Covid-19

PV

PV

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát trên địa bàn tỉnh gây nhiều khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công Thương. Nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Giang, cùng với sự sáng tạo trong chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Công Thương Hà Giang có bước tăng trưởng tích cực.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Quyền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang xung quanh vấn đề này.

Sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, ngành Công Thương Hà Giang “vượt bão” Covid-19
Ông Nguyễn Khắc Quyền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang

Xin ông cho biết những thành tựu nổi bật và sự phát triển của ngành Công Thương Hà Giang năm 2021?

Để vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, thời gian qua ngành Công Thương đã tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu; thực hiện các giải pháp tạo động lực để bứt phá, tăng trưởng đối với các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp sản xuất điện, phát triển thủ công nghiệp nông thôn. Phát triển các ngành chế biến nông, lâm sản, dược liệu... làm cơ sở cho phát triển các sản phẩm chủ lực. Vận hành hiệu quả hệ thống thủy điện nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, chỉ số ngành công nghiệp (IIP) tăng 12,55% so với cùng kỳ, Công nghiệp chế biến, chế tạo và Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động sản xuất công nghiệp lần lượt là 44% và 43%.

Sở Công Thương cũng chú trọng điều hành các hoạt động thương mại như tập trung thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh, khai thác và quản lý chợ... Duy trì và phát triển hiệu quả Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh…

Nhờ đó, hoạt động thương mại vẫn được giữ vững, nguồn cung hàng hóa luôn dồi dào, giá cả không có biến động. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, niêm yết rõ ràng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 11.905 tỷ đồng, tăng 5,98% so với năm 2020, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 9.735tỷ đồng chiếm 81,8% và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, ngành Công Thương Hà Giang “vượt bão” Covid-19

Dây chuyền sản xuất gạch hiện đại, tự động hóa cao tại Nhà máy gạch Tuynel Tân Bắc do Công ty TNHH Vĩnh Hóa (Hà Nội) đầu tư xây dựng tại Cụm công nghiệp Tân Bắc

Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước của ngành Công Thương, những giải pháp gì đã được Sở Công Thương Hà Giang triển khai. Theo ông, việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Sở đã có những tác động tích cực như thế nào đối với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của hoạt động Công Thương trên địa bàn?

Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động Công Thương trên địa bàn, trong thời gian qua, Sở Công Thương Hà Giang đã chủ động thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Tính đến nay Sở Công Thương có 148 thủ tục hành chính đã được rà soát, chuẩn hoá và đồng bộ hoá trên cổng dịch vụ công tỉnh, dịch vụ công quốc gia; các thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, giải quyết ở mức độ 3 và 4; trong năm 2021 Sở Công Thương đã hoàn tất việc thanh toán trực tuyến có đăng ký phát hành hoá đơn điện tử.

Thứ hai, thường xuyên rà soát, áp dụng các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất. Chủ động xây dựng, quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, chủ động và phối hợp với các ngành, UBND các huyện nắm sát tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời đề xuất với tỉnh giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp, lưu thông, bảo đảm cân đối cung cầu…

Thứ tư, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để tăng cường tính kết nối với các doanh nghiệp lớn có mạng lưới tiêu thụ trên địa bàn cả nước. Phát triển thương mại điện tử song hành với đa dạng hóa các hình thức thanh toán điện tử; đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh để tăng cường kết nối giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế biên mậu, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 của tỉnh.

Việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Sở đã có những tác động tích cực trực tiếp đến các hoạt động của ngành. Tiêu biểu như, công nghiệp khai thác đã dần chuyển từ xuất sản phẩm thô sang sơ chế và tinh chế để nâng cao giá trị sản phẩm; công nghiệp chế biến tập trung vào phát triển các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nông sản của địa phương như: chè, ván bóc, dược liệu đã từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Các hoạt động thương mại nội địa phát triển theo đúng định hướng. Thương mại điện tử đã được chú trọng và phát triển. Phương thức kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng; đã hình thành loại hình thương mại văn minh, hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng chuyên doanh... Hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, xuất nhập khẩu hàng hóa chính ngạch chiếm tỷ trọng ngày càng cao; kết hợp với cải cách thủ tục hành chính của hải quan thực hiện tốt, góp phần lành mạnh hóa môi trường, thu hút đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh.

Triển khai kế hoạch hành động theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, Sở Công Thương Hà Giang đã để ra kế hoạch hành động và mục tiêu trọng tâm gì trong năm 2022 và những năm tiếp theo?

Sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, ngành Công Thương Hà Giang “vượt bão” Covid-19

Nhà máy Thủy điện Nho Quế 3, công suất 110MW

Năm 2022 là năm tiếp theo thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu chung của tỉnh là: “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội với các giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”.

Cùng với đó, tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên phát triển công nghệ chế biến tinh; thúc đẩy phát triển các cụm, cơ sở công nghiệp chế biến, làng nghề. Quản lý, vận hành tốt các nhà máy thủy điện; duy trì hoạt động các nhà máy chế biến khoáng sản hiện có nhằm duy trì sản lượng, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh; thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Hỗ trợ các doanh nghiệp, họp tác xã xây dựng website, nâng cao trình độ để tham gia xúc tiến, quảng bá, trao đổi, mua, bán trên Sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh và các trang thương mại điện tử theo thỏa thuận hợp tác với tập đoàn FPT. Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế biên mậu, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh đến năm 2025. Tập trung phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ vận tải...

Năm 2022, ngành Công Thương Hà Giang đặt mục tiêu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5% so với năm 2021; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 11% so với năm 2021; Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 230 triệu USD; Tỷ lệ thôn biên giới được sử dụng điện đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 85%.

Xin cảm ơn ông!

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Tối 17/4/2024, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Việc phát triển cây dưa lưới theo hướng công nghệ cao đã đem đến cho vùng đất xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có nhiều đổi thay.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam: Kỳ vọng du lịch bùng nổ dịp lễ 30/4 và 1/5

Các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nam kỳ vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú.
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác mỏ đá vì phát hiện hang động

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định tạm dừng khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá vôi thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung vì phát hiện hang động.
Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Trong năm 2023, Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS)
Sóc Trăng: Dốc sức đưa cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực

Sóc Trăng: Dốc sức đưa cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực

Với tầm nhìn chiến lược, tỉnh Sóc Trăng đang dốc sức triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết tâm đưa Trần Đề vươn tầm cảng cửa ngõ khu vực.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná (Ninh Thuận) được quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng lượng tàu cập cảng bán cá và tránh trú bão.
Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu du lịch tỉnh Quảng Nam

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cùng tham gia kích cầu thu hút du khách, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch năm 2024.
Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Đồng Nai: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp chủ lực, đây được ví như các “thỏi nam châm” thu hút các công ty lớn rón vốn đầu tư.
Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin ở TP. Vinh, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga

Tượng đài V.I.Lê-nin đặt ở trung tâm TP. Vinh (Nghệ An) được làm bằng đồng, cao 3,6m nặng 4,5 tấn, là biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước Việt - Nga.
Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý các hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Sở Du lịch, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh Lai Châu: Quyết định 13 nội dung quan trọng

Sáng nay (16/4), HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 20, kỳ họp sẽ xem xét quyết định 13 nội dung.
Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Lào Cai: Thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Lào Cai vừa ký quyết định phê duyệt mô hình thí điểm chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.
Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh

Do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió (Khánh Hoà), ngành đường sắt tạm ngưng nhận vận chuyển hàng hoá tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để chờ khắc phục, tránh ùn ứ.
TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh không thực hiện các công tác trên lưới có cắt điện, làm mất điện khách hàng liên tục trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động