Thứ ba 24/12/2024 00:02

Sản xuất, kinh doanh hóa chất: Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc

Hóa chất ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, làm việc với hóa chất dù trực tiếp hay gián tiếp đều khó tránh khỏi các trường hợp bị nhiễm độc. Từ đó có thể dẫn đến thương vong cho bản thân và người xung quanh. Vì thế, mỗi người lao động cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất.

Trong đời sống, sản xuất hàng ngày, có nhiều hóa chất được sử dụng. Các nhà quản lý về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lĩnh vực này cũng đang đối mặt với không ít thách thức. Đó là, ở nhiều DN, người sử dụng lao động và người lao động chưa nhận thức đầy đủ mức độ nguy hiểm của hóa chất, chưa nhận dạng đầy đủ các hóa chất có nguy cơ cháy nổ tiềm tàng trong quy trình công nghệ, thậm chí nhận dạng không đúng mối nguy hiểm của các hóa chất mà họ đang sản xuất hoặc sử dụng. Hơn thế, một số cơ sở sản xuất hiện vẫn sử dụng thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu dẫn đến nhiều nguy cơ gây sự cố, tai nạn và ô nhiễm môi trường… Đáng chú ý, nhiều loại hóa chất đã bị cấm vì tác động nguy hại của nó đến sức khỏe con người nhưng vẫn được nhập lậu và bán tràn lan trên thị trường nước ta. Nếu không quản lý chặt chẽ, Việt Nam sẽ trở thành “bãi thải hóa chất” của một số nước.

Các thùng chứa phải được dán nhãn và chứa trong thùng thích hợp

Trước thực tế này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Cụ thể: Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất; khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất; huấn luyện an toàn với hóa chất...

Là cơ quan quản lý trực tiếp lĩnh vực này, Bộ Công Thương cũng đã ban hành nhiều thông tư, quy định về sử dụng, sản xuất, kinh doanh hóa chất. Ví dụ: Thông tư số 07/2013 TT-BCT quy định cụ thể về sử dụng hóa chất nguy hiểm của tổ chức, cá nhân để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng dưới hình thức văn bản với Sở Công Thương thuộc địa bàn quản lý trước 15 ngày làm việc trước khi sử dụng. Việc đăng ký lại cũng được thực hiện trong vòng 15 ngày làm việc sau khi chuyển đổi chủ sở hữu, sau khi thay đổi địa điểm hoạt động hoặc sau khi thay đổi mục đích sử dụng.

Sở Công Thương có quyền kiểm tra đột xuất tổ chức, cá nhân trong các trường hợp: Không đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm; không thực hiện đăng ký lại việc sử dụng hóa chất nguy hiểm; sử dụng hóa chất nguy hiểm không đúng mục đích đăng ký; không báo cáo tình hình sử dụng hóa chất nguy hiểm sau 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu báo cáo của Sở Công Thương; thông qua công tác quản lý, phát hiện các thông tin, tài liệu có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này...

Theo các chuyên gia, hóa chất trong các ngành công nghiệp khác nhau đều có độc hại khác nhau. Vì vậy, người lao động cần nắm vững những nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc với hóa chất, đặc biệt là những hóa chất dễ cháy nổ, độc hại nằm trong danh mục của nhà nước.

Các nguyên tắc cơ bản được chuyên gia khuyến cáo cho người lao động khi làm việc với hóa chất: Luôn mặc đồ bảo hộ và kiểm tra chúng cẩn thận để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Thay bỏ những bộ đồ bảo hộ đã bị hỏng, rách vì chúng không đáp ứng được khả năng bảo vệ; tuân thủ các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như đã được đào tạo; tìm hiểu thủ tục và thiết bị khẩn cấp. Sự hiểu biết các thủ tục khẩn cấp có nghĩa biết cách sơ tán, báo cáo khẩn cấp và cách để đối phó với hỏa hoạn, sự cố rò rỉ, cũng như biết cách sơ cấp cứu khi đồng nghiệp bị thương trong các sự cố; lưu trữ tất cả nguyên vật liệu thích hợp, tách riêng những vật liệu dễ kết hợp với nhau gây cháy nổ, và lưu trữ trong khu vực khô, thông thoáng, mát mẻ; đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu trước khi sử dụng; bảo đảm mọi thùng chứa đã được dán nhãn và hóa chất được chứa trong thùng thích hợp…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động