Sàn thương mại điện tử cạnh tranh bằng các dịch vụ mới

Cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam vẫn đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Để thu hút cả người bán lẫn người mua nhiều sàn TMĐT đang phát triển thêm những ứng dụng, dịch vụ mới nhằm giúp người bán dễ tiếp cận khách hàng còn người mua có thêm nhiều chọn lựa khi tìm kiếm sản phẩm.

san thuong mai dien tu vao cuoc dua cung cap dich vu moi cho khach hang

Cuộc đua của những tên tuổi lớn

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT Việt Nam đang ở mức tương đối năm 2018 đạt trên 30%. Và theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng của ngành TMĐT tại Việt Nam trong hai năm 2019 - 2020 tiếp tục ở mức trên 30% như vài năm qua thì khả năng đến năm 2020 sẽ đạt 13 tỉ USD. Qua đó thấy được tốc độ phát triển của thị trường TMĐT tại Việt Nam là rất lớn, đồng thời cũng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp mới cùng tham gia thị trường đầy tiềm năng này.

Thực tế thời gian qua lĩnh vực TMĐT của Việt Nam không chỉ hút vốn đầu tư từ khối ngoại mà ngay trong nước đã có không ít doanh nghiệp tham gia vào sân chơi này. Mới đây nhất Viettel Post đã gia nhập thị trường TMĐT Việt Nam với trang Voso.vn.

Tuy thị trường có nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng trong báo cáo mới nhất về thị trường TMĐT Việt Nam được công bố bởi Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT, sân chơi TMĐT hiện dẫn đầu bởi 4 tên tuổi lớn gồm Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C).

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sẽ tạo động lực giúp họ không ngừng đổi mới, sáng tạo mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ cho người tiêu dùng Việt; về phía người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sắm.

Cạnh tranh bằng các mô hình, dịch vụ mới

Có thể thấy khi thị trường ngày một cạnh tranh, các sàn TMĐT đã không ngừng có sự đổi mới trong việc đưa ra chiến lược hoạt động cũng như liên kết với những hiệp hội, ngành hàng, địa phương để đa dạng hóa sản phẩm đưa lên sàn.

Đầu tháng 10/2019, Lazada đã công bố kế hoạch và chiến lược trọng tâm - đầu tư vào công nghệ, logistics cũng như gia tăng trải nghiệm và quyền lợi của cả người mua và nhà bán hàng. Cụ thể là ra mắt dịch vụ Điểm nhận hàng cùng dịch vụ giao hàng nhanh 2 giờ và đối với việc mở rộng hình thức thanh toán Lazada đang xây dựng mối quan hệ đối tác với nhiều nhà phát hành thẻ như Mastercard, JCB để thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt… Ngoài ra Lazada còn đẩy mạnh việc mua sắm kết hợp giải trí để thu hút người dùng.

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam - chia sẻ, gần đây, Lazada đã thành công trong việc tổ chức chuỗi các sự kiện kết hợp hoạt động mua sắm và giải trí “Shoppertainment” tại Việt Nam, cũng như trong khu vực. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của đông đảo người dùng khi họ có thể thỏa sức mua sắm trực tuyến và trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị.

Tương tự, sàn TMĐT Shopee cũng kết hợp việc mua sắm trực tuyến cùng các trò chơi giải trí độc đáo, thú vị. Shopee còn tập trung đầu tư cho các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thông qua các đại sứ thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng Việt yêu thích. Ngoài ra, Shopee còn cung cấp hệ thống thanh toán không tiền mặt (thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa), thẻ tín dụng, và Ví AirPay) vừa nhanh chóng, tiện lợi vừa đảm bảo được tính an toàn, bảo mật tuyệt đối”, ông Tuấn Anh cho biết.

Cùng với các giải pháp trên từ năm 2018, các sàn TMĐT như Tiki, Sendo… đã đồng loạt mở kênh cách phát video trực tiếp trên fanpage (livestream) trên Facebook. Ứng dụng này đã thúc đẩy doanh số tăng đáng kể cho các sàn TMĐT khiến Tiki đã đặt lịch cố định livestream hàng tháng, coi đây là một trong những kênh chủ lực tương tác với khách hàng kể từ tháng 6/2019.

Bên cạnh đó, Lazada và Shopee còn hợp tác với Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) để phối hợp với một số địa phương nhằm đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán trên sàn TMĐT. Việc làm này được đánh giá cao bởi không chỉ tạo cầu nối cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng trên toàn quốc mà còn giúp các doanh nghiệp Việt có đầu ra rộng mở hơn.

Với những cải tiến, theo thống kê được thực hiện bởi iPrice Insights, Shopee đã đạt 38,5 triệu lượt truy cập mua sắm mỗi tháng, Tiki đạt 33,7 triệu lượt, Lazada đạt 28,3 triệu lượt còn Sendo đứng ở vị trí thứ 4 với 28 triệu lượt truy cập/tháng.

Với một quốc gia có đến 54% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động