Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Quy mô xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên còn khiêm tốn

Tây Nguyên là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vùng Tây Nguyên thuộc khu vực tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia, có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.

Tây Nguyên cũng là vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.

Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã và đang tập trung phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá với nhiều sản phẩm nông sản chủ lực truyền thống như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều… và xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, EU... Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên xét về quy mô xuất nhập khẩu vẫn còn khiêm tốn.

Bàn luận về vấn đề trên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – Vinafruit cho biết: “Các địa phương trong vùng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng. Bên cạnh đó, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh, công tác phối hợp xúc tiến thương mại còn hạn chế. Ngoài ra, các địa phương chưa tận dụng hết thế mạnh từ các hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú và cạnh tranh chưa cao, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, gia công và ít sản phẩm xây dựng được thương hiệu riêng vững chắc”.

Ông Đặng Phúc Nguyên- Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Những giải pháp phát triển kinh tế ngành rau quả

Trước những “điểm nghẽn” trên, để thúc đẩy phát triển hiệu quả kinh tế từ ngành rau quả, Tây Nguyên cần có những giải pháp. Ông Đặng Phúc Nguyên thẳng thắn đề xuất các giải pháp ngắn hạn cũng như lâu dài để Tây Nguyên bứt phá, phát triển bền vững.

Đầu tiên, với giải pháp ngắn hạn, Bộ Công Thương phối hợp với các chính quyền các tỉnh Tây Nguyên thường xuyên, định kỳ hàng năm tổ chức và hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) chiến lược, có tính liên kết vùng. Chẳng hạn, tổ chức hội chợ, hội nghị lớn ngang tầm lễ hội cà phê. Từ đó, các nhà sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn có dịp trưng bày, quảng bá ra thế giới các mặt hàng tươi, chế biến sâu, có thế mạnh như sầu riêng, chanh leo, xoài, bơ, vải… Không những vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các nhà sản xuất địa phương gặp gỡ, trao đổi thông tin, kết nối sản xuất, hợp tác xuất khẩu với ý nghĩa mang thị trường tới tận tay doanh nghiệp và nhà sản xuất trên địa bàn.

Thông qua các hoạt động đó, các cơ quan chính phủ, địa phương cũng như trung ương nắm được các ưu khuyết điểm, các điểm nghẽn trong sản xuất, tiêu thụ rau quả của các vùng Tây Nguyên để có biện pháp chấn chỉnh, hỗ trợ kịp thời, đồng thời kích cầu du lịch của vùng một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

"Ngoài ra, tổ chức cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản, rau củ trong vùng Tây Nguyên lên sàn thương mại điện tử, kỹ thuật số để kết nối dễ dàng các trung tâm các chợ, siêu thị và các doanh nghiệp trong, ngoài nước tiêu thụ hàng hóa trong nội địa", ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng
Sầu riêng là một trong những thế mạnh của vùng Tây Nguyên. Ảnh: VGP

Về lâu dài, bằng nhiều hình thức công tư phối hợp cần triển khai đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, liên thôn liên vùng nhằm kết nối liên kết quốc gia, kết nối hệ thống các cửa khẩu, cảng biển là ưu tiên hàng đầu.

Song song với đó, cần tuyên truyền, tập hợp đẩy mạnh triển khai thành lập hợp tác xã, trang trại lớn hoặc hội sản xuất rau quả liên vùng để hình thành vùng chuyên canh rau quả rộng lớn, phục vụ xuất khẩu tươi và cung ứng nguyên liệu dồi dào, bền vững cho các nhà máy chế biến sâu. Từ đó, dễ dàng nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, nhất là công tác xin cấp mã số vùng trồng thuận lợi. Từ đó, kiểm soát được chất lượng rau quả trước khi đưa ra thị trường, đáp ứng và vượt rào cản kỹ thuật mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã quy định.

Đồng thời, cần phổ biến các ưu đãi về thuế phí, luật đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp liên kết thành các tập đoàn sản xuất lớn chế biến rau quả trên địa bàn.

Về phía Cục Xuất nhập khẩu, đơn vị sẽ hỗ trợ, định hướng doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế và được hưởng nhiều ưu đãi trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam; chú trọng đầu tư cho chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu; chủ động kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi xuất khẩu.

Chú trọng truy xuất nguồn gốc, chinh phục thị trường quốc tế

Để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong mọi tình huống, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, nhằm minh bạch thông tin đối với nhà phân phối, người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất không có truy xuất nguồn gốc.

Mặt khác, hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng ngày nay có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm hơn về chất lượng.

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ đã và đang là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta cung cấp hàng hóa ra những thị trường thế giới. Ảnh minh họa

Để đón đầu xu hướng này, ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp và hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, Chính phủ đã xây dựng và ban hành hệ thống khung pháp lý trong đó có quy định các yêu cầu liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt nhiều chương trình, đề án giao Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tại các địa phương trên cả nước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc xuất xứ đã và đang là yêu cầu bắt buộc khi chúng ta cung cấp hàng hóa ra những thị trường thế giới, đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe phù hợp với từng quốc gia nhập khẩu. Đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Thanh Thúy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Ngày 9/5, Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu Hà Nội đã chính thức khai mạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Chiều 9/5, diễn ra Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Hàng nghìn sản phẩm mới, thiết bị máy móc tiên tiến, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024.
Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2024 có sự tham gia của 600 doanh nghiệp, 800 gian hàng trưng bày trên diện tích 20,000 m2.
Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Tỉnh Hải Dương luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhất là vải thiều Thanh Hà và nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Hơn 800 thương hiệu đến từ gần 20 quốc gia tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Bình Dương từ ngày 8-10/5/2024.
Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024" thu hút 450 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Nhờ tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu mà nhiều doanh nghiệp đã tìm được nhà mua hàng và bán hàng ngay tại nội địa.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Gia Lai: Đề xuất xây dựng trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng cạn

Tỉnh Gia Lai định hướng phát triển dịch vụ logistics nhằm tạo đòn bẩy cho hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu hàng hóa.
Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại – đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam với vùng Nam Hoa Kỳ

Đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại – đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam với vùng Nam Hoa Kỳ

Tọa đàm: “Đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy phát triển xanh, bền vững giữa địa phương Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ” đã diễn ra tại TP. Houston,Texas, Hoa Kỳ.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động