Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thu ngân sách quý 1 đạt gần 540.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,34% dự toán, bằng 71,3% bình quân hai tháng. Lũy kế thu ngân sách Nhà nước quý 1/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu nội địa ước đạt 467,5 nghìn tỷ đồng, bằng 32,4% dự toán, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2023.

Trên cơ sở các kết quả đạt được trong quý đầu tiên của năm, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, nhất là các cơ quan thu như thuế, hải quan tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách Nhà nước.

Dealtoday nền tảng xúc tiến thương mại điện tử hiệu quả cho các doanh nghiệp dịch vụ
Trong tháng 4 và quý 4/2024 tới đây, ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác truy thu nợ thuế, đặc biệt là tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế - ông Mai Xuân Thành cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 3/2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 131.256 tỷ đồng, bằng 8,8% so với dự toán cả năm, tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước cả quý 1/2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 490.196 tỷ đồng, bằng 33% so với dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ.

"Trong tháng 4 và quý 4/2024 tới đây, ngành thuế sẽ đẩy mạnh công tác truy thu nợ thuế, đặc biệt là tăng cường quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử từ giao dịch trên các sàn thương mại điện tử đến các hình thức kinh doanh trực tuyến, livestream" - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay.

Cũng theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, số thu ngân sách là rất khả quan, tuy nhiên những khó khăn, tiềm ẩn trong công tác thu của ngành thuế thời gian tới còn rất lớn, ngành thuế sẽ kiên trì, quyết liệt trong công tác thu thuế và ngăn tình trạng nợ thuế gia tăng.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng nợ thuế nội địa ước tính đến ngày 31/3/2024 khoảng 186 nghìn tỷ đồng, cao hơn 9,4% so với thời điểm 31/12/2023.

Trên cơ sở số nợ thuế tính đến thời điểm này, cơ quan thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cục thuế địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đánh giá tình hình và triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế.

Chống gian lận thuế, tăng thu từ thương mại điện tử

Báo cáo phương hướng nhiệm vụ trong quý 2/2024, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát công tác xây dựng thể chế chính sách nhằm hoàn thành đúng tiến độ được giao; tiếp tục các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, tăng cường công tác thu, chống thất thu, truy thu thuế; tập trung hoàn thành một số hội nghị lớn của ngành hải quan dự kiến diễn ra trong quý 2/2024…

Về giải pháp, theo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cần tiếp tục rà soát các giải pháp về chống gian lận thương mại, đẩy mạnh thu thuế lĩnh vực thương mại điện tử, góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh, qua đó góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách cả năm 2024.

Để hoàn thành nhiệm vụ quý 2/2024, Bộ Tài chính cũng lưu ý các đơn vị chuyên môn tiếp tục tăng cường công tác quản lý hóa đơn điện tử với mặt hàng xăng dầu, công tác giải ngân, quyết toán ngân sách, công tác tài chính nhà nước, công tác tài chính nội ngành...

"Bộ Tài chính hiện đang phải triển khai nhiều đề án luật lớn: Luật Thuế tiêu thị đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); 18 nghị định; 11 đề án và 24 thông tư ban hành theo thẩm quyền... Do đó, cần tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành có liên quan để đảm bảo về thời gian, chất lượng" - đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Chia sẻ thêm về giải pháp chống thất thu thuế qua thương mại điện tử, GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội lưu ý, khi thu thuế trên nền tảng số thì cần bảo đảm việc thu đúng đối tượng, tránh tình trạng trốn thuế, mất bình đẳng giữa những người kinh doanh ở các lĩnh vực truyền thống phải nộp thuế, trong khi người kinh doanh thông qua mạng, nền tảng số lại trốn thuế. Bên cạnh đó, trong hợp tác quốc tế, các nước cần bắt tay với nhau để tránh chuyển giá, chuyển thuế, tránh tình trạng các quốc gia cho thuế thấp xuống để trốn thuế.

Cùng với đó, Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương để trao đổi thông tin thường xuyên về danh sách các website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin theo quy định. Cơ quan thuế xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế.

Tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách Nhà nước; mở rộng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử.
Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò tại Hội nghị AI quốc tế Nam Ninh 2025, góp phần định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực ASEAN - Trung Quốc.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Thái Bình: Chiếu làng nghề ‘lên đời’ nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã làm thay đổi bộ mặt của làng nghề dệt chiếu cói ở Thái Bình, từ chỗ có nguy cơ mai một trở thành "ngôi sao" trên sàn thương mại điện tử.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên đang tăng tốc chuyển đổi số với chương trình Go Online 2025, thúc đẩy thương mại điện tử trở thành động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.
Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Việc sửa đổi Luật Thương mại điện tử nhằm khắc phục các lỗ hổng trong quản lý, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Mobile VerionPhiên bản di động