Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Tiếp tục gỡ nút thắt cho logistics thương mại điện tử Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Tốc độ tăng trưởng mạnh

Theo thống kê của Metric, nền tảng số liệu E-commerce, các kênh bán hàng trực tuyến tại Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Tính riêng 2023, có 2,2 tỷ sản phẩm được giao thành công trên 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu cả nước, gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop, tăng 52,3% so với 2022. Dự kiến 2024, doanh thu và sản lượng bán ra ở các nền tảng trực tuyến có thể đạt hơn 310 ngàn tỷ đồng, tăng 35% so với năm ngoái.

Báo cáo của Allied Market Research, công ty phân tích dữ liệu trụ sở tại Mỹ, cho thấy lĩnh vực logistics cũng mở rộng nhanh chóng theo ngành thương mại điện tử. Ước tính, với tốc độ tăng trưởng kép 24,1% giai đoạn 2022-2030, thị trường chuyển phát tại Việt Nam sẽ đạt 4,88 tỷ đô đến trước năm 2030. Cũng theo báo cáo, mức tăng trưởng nóng thu hút nhiều công ty trong và ngoài nước tham gia, khiến sự cạnh tranh ở lĩnh vực logistics trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Ttừ 2019, Việt Nam đã có hơn 400 doanh nghiệp chuyển phát nhanh hoạt động. Đến nay, con số này tiếp tục tăng lên và đặt hơn 700 doanh nghiệp với hàng loạt tên cái tên có tiềm lực lớn như Vietnam Post, GHN, GHTK, Nhất tín Logistics, Viettel Post, SPX,…

Cơ hội không dành cho tất cả

Theo phân tích của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, dù thị trường vận chuyển hàng hóa liên kết thương mại điện tử còn nhiều dư địa tăng trưởng, "miếng bánh" thị phần vẫn chỉ dành cho số ít đơn vị có chất lượng tốt nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp đều cố gắng áp dụng những chiến lược khác nhau để vươn lên dẫn đầu, khiến cơ cấu thị phần ngành liên tục thay đổi.

Cụ thể, những năm trước, nhóm doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm số lượng khiêm tốn dưới 5%, nhưng nắm đến 60% doanh thu dịch vụ chuyển phát nhanh. Nhóm này có lợi thế ở mạng lưới rộng khắp, lực lượng lao động đông đảo, có thể giao hàng, bưu kiện khối lượng nhỏ với mức giá cạnh tranh. Ưu thế về độ phủ sóng cũng giúp nhóm doanh nghiệp này trở thành thương hiệu quen thuộc với cả những khách hàng ở xa trung tâm thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Tháng 9/2023, SPX đã đưa vào hoạt động trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bắc Ninh với khả năng xử lý đến 2,5 triệu bưu kiện hàng hóa mỗi ngày, giúp cải thiện tốc độ giao vận hàng hóa đến tay người dùng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều công ty tư nhân và những startup công nghệ trong nước đã bất ngờ bứt phá, giành lấy thị phần cho riêng mình. Những đơn vị này đẩy mạnh đầu tư công nghệ, xây dựng hệ thống quy trình hiện đại, thân thiện với người dùng. Dù tới sau, họ nhanh chóng tạo ấn tượng tốt nhờ tốc độ vận chuyển và các chương trình ưu đãi về cước phí, từ đó thu hút đa dạng tệp khách hàng, đặc biệt là những người sinh sống tại thành thị.

Tại Hội nghị Logistic tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm ngoái, các chuyên gia đánh giá cước vận chuyển đang là ưu thế cạnh tranh được nhiều công ty coi trọng, nhằm giảm chi phí tổng thể. Ngoài việc tung ra các khuyến mãi hấp dẫn, nhiều đơn vị đã biết cải tiến công nghệ, tối ưu vận hành để giảm cước, tránh lãng phí cho khách hàng. “Chi phí logistics từng bị lãng phí ở nhiều giai đoạn cho thấy tầm quan trọng của chuyển đối số, có dữ liệu để tối ưu hóa”- bà Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó tổng giám đốc Công ty giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog cho biết.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng cước phí không phải là tất cả. Những cá nhân, doanh nghiệp mua bán trên sàn thương mại điện tử còn ưu tiên tốc độ chuyển phát và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Theo đó, quy trình hỗ trợ bảo hành, đổi hàng, hoàn hàng trả tiền, cần được triển khai nhanh gọn, mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. “Các doanh nghiệp logistics Việt Nam có khả năng tối ưu chi phí vận chuyển tốt, nhưng việc chú trọng mở rộng cơ sở hạ tầng, đào tạo để nâng cao mức độ chuyên nghiệp nhân công cũng rất quan trọng”, Julien Brun, Giám đốc công ty CEL, người từng có 20 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics thông tin.

Cũng theo các chuyên gia, cơ quan quản lý trong nước cần đưa ra quy định để thúc đẩy sự cạnh tranh nhiều nhất có thể, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành, khiến nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự định hướng tốt cũng giúp các đơn vị vận chuyển và sàn thương mại điện tử có thể phối hợp chặt chẽ với nhau, mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, các quy định cũng cần đảm bảo mang lại công bằng cho các bên.

Liên tục cải tiến mới có thể dẫn đầu

Sự cạnh tranh tạo ra động lực khiến các doanh nghiệp logistics luôn phải đổi mới để không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng mà còn giúp tạo lợi thế trên thị trường.

Với BEST Express, hãng chuyển phát bước chân vào Việt Nam năm 2019 cố gắng thu hút người dùng bằng những sáng kiến mới trên ứng dụng. Từ giữa 2023, công ty này triển khai thông báo hành trình đơn qua tin nhắn Zalo, kết hợp live chat trực tiếp cùng nhân viên chăm sóc khách hàng. Qua đó, cả người mua (bên nhận), lẫn người bán (bên gửi) và đơn vị vận chuyển đều dễ dàng kết nối, giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh.

Tương tự, nhóm doanh nghiệp gồm GHN, SPX,… cũng liên tục tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn tài chính từ nhà đầu tư để cải tiến, xây dựng kho bãi,… để mở rộng thị phần.

Vào tháng 9/2023, SPX đã khánh thành trung tâm phân loại lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với công suất xử lý 2,5 triệu bưu kiện/ngày trong giai đoạn 1 và dự kiến nâng lên 5 triệu bưu kiện/ngày ở giai đoạn 2. Và mới đây, SPX đã ký thỏa thuận với Frasers Property Vietnam để triển khai dự án Trung tâm phân loại hàng hóa tự động quy mô và hiện đại nhất tại Bình Dương. Được biết, Trung tâm phân loại hàng tự động sở hữu diện tích đến 106.000 m2 và được trang bị hệ thống phân loại hàng hóa tự động tiên tiến nhất hiện nay trên thị trường hiện nay.

Trước sức ép này, những công ty được gắn mác “truyền thống” như Viettel Post đã cấp tốc làm mới lại hạ tầng mạng lưới cả phần cứng và phần mềm, quy trình vận hành, khai thác, để đảm bảo tối ưu chi phí trên từng đơn hàng. Điển hình việc Viettel Post tận dụng sự hỗ trợ của AI đã giúp tốc độ tạo đơn hàng tăng gấp 3 lần.

Có thể thấy không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà các công ty trong nước cũng tập trung đầu tư, bức tốc cải tiến để không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn thúc đẩy thị trường giao nhận chặng cuối ở Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động