Thứ sáu 22/11/2024 05:36

Sản phẩm nào được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”?

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản thống nhất mở rộng sản phẩm được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Theo đó, hồng ăn quả và các sản phẩm từ quả hồng; dâu tây và các sản phẩm từ quả dâu tây; actiso và các sản phẩm từ actiso; đông trùng hạ thảo tươi, khô và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo; nấm linh chi tươi, khô và các sản phẩm từ nấm linh chi; trà Ô Long… là các sản phẩm được mở rộng, cho phép sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Dâu tây Đà Lạt được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Nhóm sản phẩm sau khi mở rộng sản phẩm của thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, gồm: Nhóm rau nấu chín, rau được làm khô, rau được bảo quản; rau củ nấu chín, rau củ được làm khô, rau củ được bảo quản, rau củ đông lạnh; rau quả nấu chín, rau quả được làm khô, rau quả được bảo quản, rau quả đông lạnh; quả được bảo quản, đông lạnh, làm khô hoặc nấu chín; nấm đã được bảo quản (linh chi và đông trùng hạ thảo); Nhóm cà phê Arabica hạt và cà phê Arabica rang xay; chè, trà từ Atiso; Nhóm rau tươi, rau củ tươi, rau quả tươi; quả tươi; thảo mộc tươi; hoa tươi; nấm tươi (linh chi và đông trùng hạ thảo); và Nhóm du lịch canh nông.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao các Sở, ngành liên quan phối hợp với các Thành viên Ban quản lý thương hiệu tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có liên quan để đăng ký bảo hộ lại nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Xây dựng tiêu chí chất lượng để chứng nhận và các phương pháp đánh giá của các sản phẩm được mở rộng; điều chỉnh, bổ sung tiêu chí chất lượng của các sản phẩm đã được chứng nhận…

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, Nhãn hiệu chứng nhận Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng năm 2017, áp dụng cho 4 sản phẩm đặc thù địa phương, gồm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông.

Đến nay tỉnh Lâm Đồng có 768 nhãn hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành được cấp giấy chứng nhận, đạt hơn 87% so với kế hoạch cấp quyền sử dụng nhãn hiệu giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó có 653 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hoa; 91 tổ chức cá nhân sản xuất và kinh doanh rau; 10 cơ sở du lịch canh nông và 14 cơ sở kinh doanh cà phê.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử