Chủ nhật 24/11/2024 04:11
Thương vụ Việt Nam tại Rumani:

Rumani - thị trường ngách đầy tiềm năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Rumani là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô tài chính vừa phải.

Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu diễn ra tại Italia trong hai ngày 18 và 19/7/2024 vừa qua, phát biểu tham luận, Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Rumani Phạm Thị Thu Hà đã có những chia sẻ xung quanh tình hình hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Rumani nói riêng và các nước châu Âu nói chung cũng như là việc tận dụng Hiệp định EVIPA để thúc đẩy xuất khẩu.

Rumani là thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có quy mô tài chính vừa phải.

Tham tán Thương mại Thương vụ Viêt Nam tại Rumani Phạm Thị Thu Hà

Phân tích cụ thể, Tham tán Phạm Thị Thu Hà cho biết, trong cơ cấu thương mại song phương Việt Nam và Rumani, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của 2 nước còn khiên tốn chiếm 0,2% thị phần của mỗi nước. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 430,8 triệu USD, tăng 1,36%. Trong đó, xuất khẩu có giá trị 282,3 triệu USD, giảm 12,4% và nhập khẩu là 148 triệu USD, tăng 44% so với năm 2022.

6 tháng 2024, kim ngạch song phương đạt 241,5 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani đều tăng trưởng ở tất cả các nhóm mặt hàng, nguyên nhân một phần do năm 2023, xuất khẩu giảm chung nên năm 2024 lấy lại đà tăng trưởng. Riêng đối với các nhóm hàng điện thoại và linh kiện có sự sụt giảm tương đối lớn (-81,9%) từ 1,2 triệu USD xuống 220 nghìn USD.

“Nhập khẩu nhóm hàng này của Rumani nói chung từ tất cả các nước trong Quý I/2024 đều giảm, giảm 15% so với Quý 1/2023. Riêng đối với Việt Nam, theo số liệu thống kê của Rumani thì nhập khẩu mặt hàng điện thoại của Rumani từ Việt Nam trong Quý 1/2024 tăng tới 50% từ 942 nghìn USD lên 1,4 triệu USD. Điều đó cho thấy, Rumani chuyển từ nhập khẩu trực tiếp sang nhập khẩu hàng có xuất xứ từ Việt Nam sang qua nước thứ 3” - Thương vụ dẫn chứng.

Cũng theo Trưởng Thương vụ Phạm Thị Thu Hà, doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội để xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang Rumani, bởi tháng 4/2024 vừa qua, Rumani gia nhập khối Schenghen bằng đường hàng không và đường thủy và đang cố gắng hoàn tất các thủ tục cần thiết để có thể gia nhập hoàn toàn cả đường bộ.

Điều này mở ra nhiều cơ hội để xúc tiến xuất khẩu hàng hóa thông qua cảng Constanta ở biển Đen vào các nước EU mang lại cơ hội khai thác cảng biển của Rumani trở thành cảng trung chuyển hàng hóa tới châu Âu tại khu vực Biển Đen, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới các nước khu vực châu Âu” – bà Phạm Thị Thu Hà gợi mở và cho biết thêm, trong các buổi tiếp xúc mới đây của Đại sứ quán và Thương vụ với Chính quyền Cảng Constanta và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, bốc xếp rất quan tâm xúc tiến các hoạt động đầu tư, phát triển logistics để thúc đẩy hàng hóa trung chuyển qua cảng này. Chính quyền thành phố hoan nghênh đề xuất thiết lập thành phố kết nghĩa với 1 tỉnh thành phố của Việt Nam.

Sản phẩm sinh phẩm trong ngành chăn nuôi, sản phẩm hóa dầu, dầu mỏ, các sản phẩm nguyên phụ liệu dệt may... là những hàng tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Rumani. Ảnh minh họa

Nêu ra các lĩnh vực tiềm năng để doanh nghiệp trong nước quan tâm, hợp tác, bà Phạm Thị Thu Hà cho biết: Rumani là nước sản xuất và cung cấp nông sản tương đối lớn ở châu Âu, việc tiếp cận thị trường nên tập trung ở một số mặt hàng ngách mà Việt Nam đặc biệt có thế mạnh cạnh tranh như các sản phẩm sinh phẩm trong ngành chăn nuôi, hóa dầu, dầu mỏ, các nguyên phụ liệu dệt may do Rumani cũng là công xưởng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở châu Âu, các sản phẩm nông sản nhiệt đới như dứa, dừa…

Không chỉ vậy, Rumani có thế mạnh và lợi thế về công nghệ thông tin và chế tạo máy. Tháng 3/2024, với sự hỗ trợ của Thương vụ, các doanh nghiệp cơ khí hàng đầu của Rumani là Dacia đã sang tìm hiểu thị trường và đặt về đề về hợp tác sản xuất và lắp ráp ô tô và đã có các cuộc gặp gỡ ban đầu với Tập đoàn Thaco, VINFAST... Các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội hợp tác. Ngoài ra, thị trường Rumani có nhu cầu cao về hợp tác đưa lao động sang làm việc tại các nhà máy đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, đóng tầu.

... song thách thức rất lớn

Dù cơ hội hợp tác đang rộng mở, song hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đang gặp những khó khăn nhất định. Hiện tại thị trưởng Rumani có tới 90% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cho nên trong quá trình kết nối ban đầu các doanh nghiệp Rumai có xu hướng tiếp cận với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam song các đơn hàng thường có giá trị không lớn, ít nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thì chưa nhận được sự tin tưởng của các doanh nghiệp địa phương trong các giao dịch ban đầu.

Đối với một số hàng hóa như nông sản, thực phẩm, các mặt hàng của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh lớn từ Thái Lan về cả chất lượng và giá cả. Một số sản phẩm hoa quả chế biến, sấy khô, nước tương trên các quầy siêu thị có giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm Việt bán tại các cửa hàng Việt và siêu thị châu Á.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Rumani, Thương vụ Việt Nam tại thị trường này kiến nghị, đề xuất, Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành trong nước đẩy mạnh hoạt động tổ chức đoàn doanh nghiệp đa ngành sang tìm hiểu thị trường và kết nối hợp tác. Trong 3 năm qua, Việt Nam chưa có đoàn doanh nghiệp nào sang Rumani. Trong khi đó, tại các buổi tiếp xúc của Thương vụ với các Phòng Thương mại và công nghiệp, Hiệp hội ngành hàng của Rumani đều rất quan tâm mời doanh nghiệp Việt Nam sang tìm hiểu thị trường và sẵn sàng hỗ trợ kết nối B2B.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi với Rumani và EU về cấp phép cho các sinh phẩm y tế và thú y để các sản phẩm như vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sớm tiếp cận thị trường Rumani nói riêng và EU nói chung. Đồng thời kiến nghị, đưa nội dung trao đổi về tạo điều kiện trong cấp giấy phép lao động Việt Nam vào trong nội dung trao đổi các kênh cơ quan Chính phủ, đặc biệt là đối với nhân lực chất lượng cao như ngành công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm để thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này tại Rumani.

Ngoài ra, Thương vụ cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có những xem xét tích cực đối với đề nghị cấp phép nhập khẩu thịt trâu bò của Rumani vào Việt Nam để tạo thương mại song phương phát triển cân bằng và bền vững.

Có thể nói với quan hệ ngoại giao truyền thống thiết lập từ 1950, 2 nước Việt Nam và Rumani có mối quan hệ luôn ủng hộ lẫn nhau trong các kênh ngoại giao song phương và đa phương. Năm 2025, Việt Nam và Rumani tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và và tổ chức kỳ họp lần thứ 18 UBHH về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Rumani.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga