Thứ hai 23/12/2024 10:15

Quyết tâm xây dựng Hòa Bình thành tỉnh phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Hòa Bình đưa ra 4 khâu đột phá chiến lược nhằm đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững

Kinh tế địa phương có nhiều phát triển

Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Cam, bưởi... là đặc sản của Hòa Bình có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước

Bằng nhiều quyết tâm và nỗ lực, năm 2022 tỉnh Hòa Bình có 19/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết của Ðảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,03%; GRDP bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.410 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Ðặc biệt, từ năm 2021 đến nay, lần lượt các loại nông sản: cam, bưởi, nhãn, mía của Hòa Bình đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Ðó là sự nỗ lực của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh suốt thời gian qua.

6 tháng đầu năm 2023, cùng chung bối cảnh của cả nước và quốc tế hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn, thị trường, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể, một bộ phận lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Thu hút đầu tư đạt thấp; thị trường bất động sản bị đình trệ; một số dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng chậm hoặc không triển khai. Nhưng với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện các định hướng, giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh uỷ, kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được các kết quả khả quan.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 0,73%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; công nghiệp - xây dựng giảm 2,05%; dịch vụ tăng 3,59%; thuế sản phẩm giảm 2,68%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,06%; công nghiệp - xây dựng 41,64%; dịch vụ 34,60%; thuế sản phẩm 4,68%.

Trong đó, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở công nghiệp gặp khó khăn về vốn, nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ phải ngưng hoặc thu hẹp sản xuất. GRDP ngành công nghiệp xây dựng giảm 2,05% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng công nghiệp sản xuất điện giảm 5,77%, công nghiệp chế biến chế tạo giảm 4,26%. Riêng công nghiệp khai khoáng tăng 21,3%, và sản xuất cung cấp nước 5,16%; nhưng tổng giá trị tăng thêm của hai ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong GRDP ngành công nghiệp, chỉ chiếm khoảng 5%.

Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tỉnh đã tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, có 05 doanh nghiệp tham gia chương trình, với tổng số tiền doanh nghiệp tự bình ổn là 52,7 tỷ đồng (tăng 12% so với năm trước). Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá; triển khai Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia nhân ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4/2023; tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trên địa bàn và các địa phương khác trong cả nước; và triển khai nhiều chương trình, khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng; Thực hiện tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.999 tỷ đồng, bằng 50,048 % kế hoạch năm, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 771,470 triệu USD, tăng 11,79% so với cùng kỳ, đạt 45,51% kế hoạch năm; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 582,654 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ, đạt 47,41% kế hoạch năm.

Hoạt động du lịch tiếp tục đà phục hồi, trong 6 tháng đầu năm có 2.360.000 lượt khách du lịc đến tỉnh (trong đó khách quốc tế là 180.000 lượt) tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 67,4% kế hoạch năm; Tổng thu từ du lịch ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 59% kế hoạch năm 2023.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, trọng tâm là cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước; xây dựng “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; tranh thủ sự giúp đỡ về cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư.

Phấn đấu tăng trưởng hàng năm đạt từ 9% trở lên

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm đạt từ 9% trở lên; tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước đạt khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đến năm 2025 diện tích đất các khu, cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Tỉnh đang nỗ lực triển khai các giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Đến nay, việc thực hiện 04 khâu đột phá chiến lược đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được tỉnh quan tâm, tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương kết hợp nội lực địa phương, tập trung phá vỡ các “điểm nghẽn”, hoàn thành một số công trình trọng điểm mang tính chiến lược như: Đường tỉnh 435 từ TP.Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc); đường nối QL6 với đường Chi Lăng (TP.Hòa Bình); cầu Hòa Bình 2; cầu Hoà Bình 3…

Thủy điện Hòa Bình có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đã ban hành các văn bản phân công và gắn trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm cải thiện từng chỉ số thành phần Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thành lập tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư; tổ công tác chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công... Tuy nhiên, việc tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng luôn là "điểm nghẽn". Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng và giảm thiểu chi phí không chính thức, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã tiến hành rà soát sắp xếp, xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) công lập theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; tập trung đầu tư các ngành nghề trọng điểm như: Công nghệ ô tô, kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ thông tin; nhà hàng, khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn;… Đẩy mạnh chuyển đổi số, gắn đào tạo nhân lực chất lượng cao với nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp; cân đối hợp lý tỷ lệ về trình độ lao động qua đào tạo, ngành nghề, số lượng đào tạo cho từng lĩnh vực, từng địa phương trong tỉnh; thực hiện tốt phân luồng giáo dục, đẩy mạnh hướng nghiệp sang học nghề đồng thời học văn hóa…

Ngoài cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 01 trong 04 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Việc hoàn thành lập quy hoạch sẽ là công cụ quan trọng làm cơ sở thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, phân bổ nguồn lực. Tỉnh đặt yêu cầu thực hiện khẩn trương, bảo đảm chất lượng, đáp ứng Luật Quy hoạch mới, từ đó quản lý chặt chẽ quy hoạch, tạo động lực thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững.

Với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư”, Hòa Bình cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển ổn định lâu dài và thịnh vượng. Tỉnh thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sẵn sàng tiếp đón các doanh nghiệp khi đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư”.

Kim Tuyến
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ